THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TẤM LỢP AMIĂNG-XIMĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI, NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu: “Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe của công nhân sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội, năm 2021” được thực hiện từ tháng 7/2021 đến tháng 2/2022, bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phân tích định lượng và định tính, khảo sát thực trạng môi trường lao động và sức khỏe của 428 công nhân tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng môi trường lao động tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội năm 2021; (2) Mô tả sức khỏe của công nhân tại Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh, Hà Nội năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Môi trường lao động có 3/5 mẫu bụi hô hấp và 8/14 mẫu ồn chung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Không có mẫu bụi amiăng và bụi toàn phần nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Về thực trạng sức khỏe của công nhân: Trong số 144 công nhân thuộc nhóm nguy cơ cao có 20 trường hợp có rối loạn chức năng thông khí chiếm 13,89%. Tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí tăng dần theo nhóm tuổi. Kết quả khám sức khỏe cho thấy các bệnh lý viêm xoang mũi họng, thanh quản mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất (71,03%), thứ hai là các bệnh răng hàm mặt (56,78%), thứ 3 là các bệnh về mắt (55,14%). Không có trường hợp nào được chẩn đoán ung thư và bệnh nghề nghiệp. Đa số công nhân có sức khỏe loại II và loại III (chiếm 90,42%). Phân loại sức khỏe có sự khác biệt về giới và nhóm tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đông Anh cần quan tâm cũng như thực hiện các phương án cải thiện chất lượng môi trường, điều kiện làm việc của công nhân cũng như sức khỏe của công nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Môi trường lao động, sức khỏe công nhân, amiăng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Duy Bảo (2009), "Hướng dẫn Giám sát môi trường lao động và sức khỏe của công nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi - Amiăng".
3. Lê Mạnh Kiểm và cs (2003), "Nghiên cứu tình hình bệnh bụi phổi Amiăng và ung thư nghề nghiệp ở các cơ sở sản xuất tấm lợp Amiăng – xi măng", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Xây dựng, Hà Nội.
4. Phạm Vũ Thư và cs (2011), "Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý các bệnh phổi – phế quản nghề nghiệp ở công nhân sản xuất vật liệu xây dựng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Xây dựng, Hà Nội.
5. Lê Thị Hằng (2017), "Nghiên cứu ảnh hưởng của amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp amiăng - xi măng", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ - Bộ Xây dựng, Hà Nội.
6. Trần Thị Ngọc Lan (2001), "Góp phần nghiên cứu mối liên quan giữa tiếp xúc amiăng và tình hình bệnh đường hô hấp ở công nhân sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng", Báo cáo tóm tắt, Hội nghị Khoa học YHLĐ toàn quốc lần thứ tư, Hà Nội năm 2001, trang 211.
7. Bộ Y tế, Viện nghiên cứu KHKT-BHLĐ,Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2012), "Hồ sơ Quốc gia về amiăng 2009-2012".
8. Nguyễn Bá Toại (2004), "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng và ảnh hưởng của amiăng đối với sức khoẻ con người. Kiến nghị các giải pháp".