THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU PHẪU THUẬT TIÊU HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA PHẪU THUẬT TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2021

Anh Quân Trần 1,, Thị Tuyến Nguyễn 2
1 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật tiêu hóa tại khoa phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021 và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu sử dụng bệnh án để thu thập các thông tin trước, trong phẫu thuật và các xét nghệm của người bệnh. Quan sát và sử dụng bảng kiểm để đánh gía quy trình chăm sóc vết mổ của điều dưỡng. Quan sát đánh giá diễn biến vết mổ trong mỗi lần thay băng cho tới khi xuất viện, kết quả được ghi chép đầy đủ vào bệnh án nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà nội năm 2021 là (1,7%). Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ: Người bệnh có chỉ số đường huyết cao từ 8 mmol/l có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao gấp 5 lần so với nhóm người bệnh có chỉ số đường huyết < 8 mmol/l. Người bệnh có Loại ASA >= III Nguy cơ NKVM nhiều gấp gần 7 lần so với nhóm ASA< III ( p =0,001) . Người bệnh có chỉ số SENIC từ 2  trở lên có nguy cơ bị nhiễm khuẩn vết mổ cao gấp 6 lần; sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Người gầy thiếu dinh dưỡng có xu hướng nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn nhóm người bệnh có chỉ số khối cơ thể bình thường hoặc thừa cân béo phì, sự khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2021thấp (1,7%). Có nhiều yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tiêu hóa như: người bệnh có chỉ số đường huyết cao, có  ASA cao, chỉ số SENICcao, người gầy thiếu cân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 .Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (Ban hành kèm theo qyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012).
2. Đinh Vạn Trung (2015). Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa sạch và sạch nhiễm tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Tạp chí Y Dược học quân sự số 3-2017, tr 142-146.
3. Bùi Tú Quyên, Trương Văn Dũng (2012), Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa ngoại , sản Bệnh viện đa khoa Sa Đéc năm 2012. Tạp chí Y tế công cộng (27), tr 54-60.
4. Lê Anh Tuân (2017). Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ bụng tại bệnh viện tình Sơn La. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
5. Nguyễn Thị Hồng Nguyên và cộng sự (2019), Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân phẫu thuật tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp trí nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế trường Đại học Tây Đô, 06, tr 202-209.
6. Nguyễn Đình Sướng và cộng sự (2017). Khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2014-2016. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 21, số 3-2017, tr 130-137.
7. Phạm Văn Tân (2016) Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại Bệnh viện Bạch mai. Luận văn tiêns sĩ y học, Học viện Quân y.
8. Wang Z, Chen J, Wang P, Jie Z, Jin W, Wang G, Li J, Ren J (2018), Surgical Site Infection After Gastrointestinal Surgery in China: A Multicenter Prospective Study. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30986636/