ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN VÀ VAI TRÒ CỦA 1,5-ANHYDROGLUCITOL TRONG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

Vĩnh Niên Lâm 1,, Nguyệt Quỳnh Mai Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: 1,5-AG là chất phản ảnh tình trạng đường huyết ngắn hạn mà không thể theo dõi được bằng xét nghiệm HbA1c. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi theo thời gian và vai trò của 1,5-Anhydroglucitol trong kiểm soát đường huyết. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang so sánh với sự thay đổi nồng độ 1,5-Anhydroglucitol giữa 2 nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ (189) và không mắc đái tháo đường (150). Tiến hành tại khoa Sinh hóa – bệnh viên Quân y 175 – thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2020 – 7/2020. Kết quả: Nồng độ 1,5-AG trung bình của 49 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tiến cứu sau 2 tuần là 9,4 ± 7,2 µg/ml, tăng cao đáng kể so với thời điểm bắt đầu là 3,8 ± 2,9µg/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Như vậy sau 2 tuần nồng độ 1,5-AG tăng trung bình 5,5 g/ml.Nồng độ glucose trung bình sau 2 tuần của nhóm bệnh nhân trên là 8,4 ± 5,1 mmol/l, giảm hơn so với lúc bắt đầu là 13,2 ± 8,3 mmol/l, sự thay đổi nồng độ là –4,8 mmol/l.  Có mối tương quan nghịch mức độ mạnh giữa nồng độ 1,5-AG và HbA1c (hệ số tương quan r = –0,71) (p < 0,001). Có mối tương quan nghịch mức độ mạnh giữa nồng độ 1,5-AG và glucose (hệ số tương quan r = –0,62) (p < 0,001). Kết luận: Sự thay đổi, đáp ứng nhanh chóng của 1,5-AG sau 2 tuần điều trị cho thấy khả năng kiểm soát đường huyết ngắn hạn của 1,5-AG so với các chỉ số đánh giá đường huyết khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D. R. Whiting (2011), "IDF diabetes atlas: global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030", Diabetes Res Clin Pract. 94(3), 311-21.
2. B. I. Freedman (2010), "Comparison of glycated albumin and hemoglobin A1c concentrations in diabetic subjects on peritoneal and hemodialysis", Perit Dial Int. 30(1), 72-9.
3. W. J. Kim C. Y. Park (2013), "1,5-Anhydroglucitol in diabetes mellitus", Endocrine. 43(1), 33-40.
4. Y. Wang (2012), "A study on the association of serum 1,5-anhydroglucitol levels and the hyperglycaemic excursions as measured by continuous glucose monitoring system among people with type 2 diabetes in China", Diabetes Metab Res Rev. 28(4), 357-62.
5. M. Dworacka H. Winiarska (2005), "The application of plasma 1,5-anhydro-D-glucitol for monitoring type 2 diabetic patients", Dis Markers. 21(3), 127-32.
6. K. M. Dungan (2006), "1,5-anhydroglucitol and postprandial hyperglycemia as measured by continuous glucose monitoring system in moderately controlled patients with diabetes", Diabetes Care. 29(6), 1214-9.
7. C. Ma (2017), "Excretion rates of 1,5-anhydro-D-glucitol, uric acid and microalbuminuria as glycemic control indexes in patients with type 2 diabetes", Sci Rep. 7, 44291.
8. J. B. McGill (2004), "Circulating 1,5-anhydroglucitol levels in adult patients with diabetes reflect longitudinal changes of glycemia: a U.S. trial of the GlycoMark assay", Diabetes Care. 27(8), 1859-65.