ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP, TUẦN HOÀN VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURAN KẾT HỢP GÂY TÊ KHOANG CÙNG DỰA VÀO MAC VÀ BIS Ở TRẺ EM

Thị Nương Trần 1,, Quốc Kính Nguyễn 1, Quang Thuỳ Lưu 1, Thị Kim Dung Đào 1, Thị Vân Anh Nguyễn 1, Mạnh Dinh Ngô 1
1 Trung tâm Gây mê Hồi sức Ngoại Khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và một số tác dụng không mong muốn trong gây mê bằng sevofluran kết hợp gây tê khoang cùng dựa vào MAC và BIS ở trẻ em. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 86 bệnh nhân. Kết quả: SpO2 duy trì trong giới hạn bình thường, thời điểm T1 (mất phản xạ mi mắt) EtCO2 thấp nhất là 30,08 ± 9,48. Sau khi rạch da (T6) nhịp tim tăng cao nhất là 126,56 ± 18,24 và có ý nghĩa thống kê với p < 0.01. Có 5,8% bệnh nhân có biểu hiện ho lúc khởi mê. Bên cạnh đó, thời điểm thoát mê chủ yếu là ứ đọng đờm dãi chiếm 11,63% bệnh nhân. Kết luận: BIS và SpO2, EtCO2, nhịp thở ở mức bình thường khi tự thở qua mask thanh quản. HATB, tần số tim duy trì ở mức bình thường trong quá trình gây mê. Sử dụng chỉ số BIS có ứng dụng thực tế để điều chỉnh độ mê ở trẻ em tạo điều kiện cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thụ. Triệu chứng gây mê và đánh giá độ mê. Bài giảng gây mê hồi sức, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2014:150-71.
2. Công Quyết Thắng. Thuốc mê đường hô hấp. Bài giảng gây mê hồi sức, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2014:17-24.
3. Hoàng Văn Bách. Nghiên cứu điều chỉnh độ mê theo điện não số hóa bằng nồng độ đích tại não hoặc nồng độ phế nang tối thiểu của thuốc mê. Luận văn tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108. 2012.
4. Cấn Văn Sơn. So sánh tác dụng khởi mê giữa sevoflurane và halothane ở trẻ em dưới 8 tuổi. Luận văn thạc sỹ, Đại học y Hà Nội. 2003.
5. Vora K, Shah V, Patel D, Modi M, Parikh G. Sevoflurane versus propofol in the induction and maintenance of anaesthesia in children with laryngeal mask airway. Sri Lanka Journal of Child Health. 2014;43(2).
6. Erb T, Christen P, Kern C, Frei F. Similar haemodynamic, respiratory and metabolic changes with the use of sevoflurane or halothane in children breathing spontaneously via a laryngeal mask airway. Acta anaesthesiologica scandinavica. 2001;45(5):639-44.
7. Kajal N DF, Amala K,. Comparison sevofluran and halothane for induction of anesthesia and laryngeal mask airway insertion inpaediatric patients. Indian journal anaesthesia,. 2004(6):465-8.
8. Oh AY, Kim CS, Se KS, Kim HS. The Correlation between Bispectral Index andHemodynamic Responses with Skin Incision duringSevoflurane Anesthesia in Children. Korean Journal of Anesthesiology. 2007;53(6):S26-S30.