NHẬN XÉT HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CẮT TÁCH DƯỚI NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG LOẠN SẢN DẠ DÀY ĐỘ CAO VÀ UNG THƯ DẠ DÀY SỚM

Thế Phương Nguyễn 1,, Công Long Nguyễn 2, Trường Khanh Vũ 3, Trần Tiến Đào 3, Tuấn Dũng Trịnh 3, Văn Long Đào 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư dạ dày (UTDD) sớm và loạn sản niêm mạc dạ dày (LSDD) độ cao là những tổn thương xuất phát từ lớp niêm mạc của dạ dày và chưa xâm lấn qua lớp dưới niêm mạc. Cắt tách dưới niêm mạc (ESD) là kỹ thuật can thiệp qua nội soi điều trị các tổn thương tân tạo tại ống tiêu hoá. Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: Nhận xét quá trình thực hiện và biến chứng của kỹ thuật ESD trong điều trị các tổn thương tân tạo tại dạ dày. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, nghiên cứu trên 77 bệnh nhân được chẩn đoán LSDD độ cao và UTDD sớm. Kết quả thu được, tỷ lệ thành công đạt 98,7% , thời gian thực hiện trung bình 86,7 phút; thời gian thực hiện ESD kéo dài phụ thuộc vào vị trí tổn thương (hang vị với thân vị, 76,7 với 112,4 phút, p=0,05) và kích thước tổn thương (<30mm với 30-50mm, 67,3 với 115,7phút, p<0,05); biến chứng thường gặp là chảy máu trong thực hiện ESD chiếm 32,5% ,gặp 1 ca có biến chứng thủng trong quá trình thực hiện nghiên cứu.ESD (1,3%), tuy nhiên đã kẹp clip đóng lỗ thủng và bệnh nhân không phải phẫu thuật. ESD là phương pháp hiệu quả trong điều trị các tổn thương tân tạo tại dạ dày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Japanese Gastric Cancer Association. Japanese gastric cancer treatment guidelines 2014 (ver. 4). Gastric Cancer. 2017;20(1):1–19. doi:10.1007/s10120-016-0622-4.
2. Banks M, Graham D, Jansen M, et al. British Society of Gastroenterology guidelines on the diagnosis and management of patients at risk of gastric adenocarcinoma. Gut 2019;68:1545-1575.
3. ESMO Guidelines Committee, Gastric cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up, Annals of Oncology, Volume 27, Issue suppl_5, September 2016, Pages v38v49, https://doi.org/10.1093/annonc/mdw350
4. Yusefi, A.R., Risk Factors for Gastric Cancer: A Systematic Review. Asian Pac J Cancer Prev., 2018. 19(3): p. 591-603.
5. Bray, F. , Ferlay, J. , Soerjomataram, I. , Siegel, R. L., Torre, L. A. and Jemal, A. (2018), Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 68: 394-424. doi:10.3322/caac.21492
6. Chung, II-Kwun et al. Therapeutic outcomes in 1000 cases of endoscopic submucosal dissection for early gastric neoplasms: Korean ESD Study Group multicenter study. Gastrointestinal Endoscopy, Volume 69, Issue 7, 1228 - 1235
7. Tanabe, S., et al., Long-term outcomes of endoscopic submucosal dissection for early gastric cancer: a retrospective comparison with conventional endoscopic resection in a single center. Gastric Cancer, 2014. 17(1): p. 130-136.
8. Quach DT, Hiyama T, Gotoda T. Identifying high-risk individuals for gastric cancer surveillance from western and eastern perspectives: Lessons to learn and possibility to develop an integrated approach for daily practice. World J Gastroenterol. 2019;25(27):3546–3562. doi:10.3748/wjg.v25.i27.3546
9. Akintoye E, Obaitan I, Muthusamy A, Akanbi O, Olusunmade M, Levine D. Endoscopic submucosal dissection of gastric tumors: A systematic review and meta-analysis. World J Gastrointest Endosc. 2016;8(15):517–532. doi:10.4253/wjge.v8.i15.517