KIẾN THỨC PHÒNG BỆNH VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TẠI THANH HÓA NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sinh viên Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh hóa là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus Viêm gan B thông qua các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại bệnh viện. Họ là những nhân viên y tế tương lai và còn là những người sẽ tư vấn cho cộng đồng phòng tránh lây nhiễm và những hậu quả do virus viêm gan B gây ra. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ sinh viên bác sĩ đa khoa hệ chính quy đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 6 tại Phân hiệu Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên đạt về kiến thức phòng lây nhiễm HBV chiếm 63,2%, không đạt chiếm 36,8%; Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, năm học và tìm hiểu về bệnh với kiến thức về phòng lây nhiễm virus viêm gan B. Cần tăng cường tuyên truyền nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và nhắc nhở sinh viên thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B có hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm gan B, sinh viên bác sĩ đa khoa, kiến thức, phòng bệnh
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thùy Linh (2015), " Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lây nhiễm viêm gan B của sinh viên trường Đại học Y dược Hải Phòng, 2015", Tạp chí Y học dự phòng, Năm 2016, Tập XXVI, số 14 (187).
3. Nguyễn Thị Vi (2013), Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan B của học sinh điều dưỡng năm thứ nhất thuộc Trường Trung cấp Y Dược Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội năm 2013, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
4. Nguyễn Trần Tuấn Kiệt (2013), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Đồng Nai năm 2013, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
5. Al Wutayd O., AlRehaili A., AlSafrani K., et al. (2019). Current Knowledge, Attitudes, and Practice of Medical Students Regarding the Risk of Hepatitis B Virus Infection and Control Measures at Qassim University. Open Access Maced J Med Sci, 7(3), 435–439.
6. Gebremeskel T., Beshah T., Tesfaye M., et al. (2020). Assessment of Knowledge and Practice on Hepatitis B Infection Prevention and Associated Factors among Health Science Students in Woldia University, Northeast Ethiopia. Adv Prev Med, 2020.
7. Maina A.N. and Bii L.C. (2020). Factors affecting HBV vaccination in a Medical training College in Kenya: A mixed methods Study. BMC Public Health, 20(1), 48.
8. Shepard C.W., Simard E.P., Finelli L., et al. (2006). Hepatitis B Virus Infection: Epidemiology and Vaccination. Epidemiol Rev, 28(1), 112–125.