ĐỘC TÍNH THẬN TRÊN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG COLISTIN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ phát sinh, đặc điểm bệnh nhân và độc tính thận trên bệnh nhân sử dụng colistin tại khoa HSTC - Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả, phân tích 29 bệnh nhân có chỉ định dùng colistin tại khoa HSTC bệnh viện HNĐK Nghệ An từ tháng 1/2021 đến tháng 9/2021. Kết quả: Bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ 82,8%, độ tuổi trung bình là 62 tuổi. Tỷ lệ phát sinh độc tính thận trong nghiên cứu là 17,2%. Thời gian khởi phát độc tính thận sau dùng colistin trung bình là 6,2 ngày. Tỉ lệ xuất hiện độc tính thận theo các mức độ “Nguy cơ”, “Tổn thương” và “Suy” tương ứng là 40%, 20% và 40%. Kết luận: Colistin là thuốc có độc tính thận cao và thường gặp, do đó các bác sĩ cần cân nhắc khi sử dụng như là liệu pháp cuối cùng trong việc điều trị vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
độc tính thận, colistin, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ an
Tài liệu tham khảo
2. Bialvaei A. Z., Samadi Kafil H. (2015), "Colistin, mechanisms and prevalence of resistance", Curr Med Res Opin, 31(4), pp. 707-21.
3. Pogue J. M., Lee J., Marchaim D., Yee V., Zhao J. J., Chopra T., Lephart P., Kaye K. S. (2011), "Incidence of and risk factors for colistin-associated nephrotoxicity in a large academic health system", Clin Infect Dis, 53(9), pp. 879-84.
4. Ko HJ, Jeon MH, Choo EJ, Lee EJ, Kim TH, Jun J. B., Gil H. W. (2011), "Early acute kidney injury is a risk factor that predicts mortality in patients treated with colistin", Nephron Clin Pract, 117(3), pp. c284-8.
5. Bệnh viện Bạch Mai (2018), “Hướng dẫn sử dụng colistin”.
6. Deryke C. A., Crawford A. J., Uddin N., Wallace M. R. (2010), "Colistin dosing and nephrotoxicity in a large community teaching hospital", Antimicrob Agents Chemother, 54(10), pp. 4503-5.
7. Temocin F., Erdinc S., Tulek N., Demirelli M., Bulut C., Ertem G. (2015), "Incidence and Risk Factors for Colistin-Associated Nephrotoxicity", Jpn J Infect Dis, 68(4), pp. 318-20.