THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TRỰC TUYẾN MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2020 – 2021

Thành Lợi Nguyễn 1,, Thị Ngọc Bích Nguyễn 1, Thị Trang Lê 1, Đăng Vững Nguyễn 2, Thị Thanh Thuỷ Trần 3
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An
2 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng báo cáo trực tuyến và phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng báo cáo trường hợp bệnh hai bệnh truyền nhiễm COVID-19 và Viêm não vi rút tại tỉnh Nghệ An năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; 72 cán bộ y tế tại 21 Trung tâm y tế và 15 Bệnh viện công lập tham gia công tác báo cáo Bệnh truyền nhiễm được phỏng vấn định tính và định lượng về các yếu tố: tổ chức nhân sự, công tác chỉ đạo, trang thiết bị và hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm; Tại các Bệnh viện, đánh giá chất lượng hồ sơ bệnh án về các trường hợp bệnh truyền nhiễm của 02 bệnh COVID-19 và Viêm não vi rút năm 2020 – 2021. Kết quả nghiên cứu: 100% đơn vị Trung tâm Y tế tuyến huyện có quy trình báo cáo, 33,3% tuyến bệnh viện không có quy trình báo cáo. 52,3% đơn vị trung tâm Y tế huyện có thực hiện phản hồi các thông tin sai lệch cho tuyến trên.Về chất lượng báo cáo trường hợp bệnh tại các bệnh viện: 82,8% báo cáo trường hợp bệnh Viêm não vi rút và 79,3% báo cáo trường hợp bệnh COVID-19 có chất lượng Đạt; Có mối liên quan và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đơn vị có chất lượng báo cáo đạt với tuổi và học vấn của cán bộ chuyên trách thực hiện báo cáo tại đơn vị. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm cán bộ có độ tuổi dưới 40 tuổi và nhóm cán bộ có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (p<0,05); chưa tìm thấy mối liên quan giữa nhóm đơn vị có sự kiểm tra, giám sát hỗ trợ của tuyến trên, có cán bộ chuyên trách thực hiện báo cáo với chất lượng báo cáo (p>0,05). Kết luận: Các đơn vị Y tế công lập cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Thông tư 54/2015/TT-BYT, nhất là việc quản lý chất lượng số liệu báo cáo, cập nhật, phản hồi thông tin báo cáo trường hợp bệnh. Có mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ chuyên môn của cán bộ với chất lượng báo cáo. Không có mối liên quan giữa đơn vị có sự kiểm tra giám sát và cán bộ chuyên trách với chất lượng báo cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thông tư 54/2015/TT-BYT. Thông tư hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Cổng Thông tin điện tử Sở Y Tế Nghệ An. Accessed April 12, 2022. http://www.yte.nghean.gov.vn/wps/portal/soyte
3. Hoàng Nghĩa Thắng, Phạm Thọ Dược, Phạm Ngọc Thanh, Phan Thị Thanh Thảo. Thực trạng triển khai hệ thống báo cáo trường hợp bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại các tỉnh Tây Nguyên năm 2017, Tạp chí Y học dự phòng, 2018; 28(7): 73 -77.
4. Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Phương Thúy, Đoàn Ngọc Minh Quân, et al. (2017). Thực trạng triển khai hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại khu vực phía Nam năm 2017. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 11: 385.
5. Bùi Huy Hoàng. (2019). Thực trạng báo cáo các bệnh truyền nhiễm tuyến y tế cơ sở của thành phố Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sỹ y học dự phòng. 2019: 37-58.
6. JANATI A, HOSSEINY M, GOUYA MM, MORADI G, GHADERI E. Communicable Disease Reporting Systems in the World: A Systematic Review Article. Iran J Public Health. 2015; 44(11):1453-1465.
7. Dehcheshmeh NF, Arab M, Foroushani AR, Farzianpour F. Survey of Communicable Diseases Surveillance System in Hospitals of Iran: A Qualitative Approach. Glob J Health Sci. 2016;8(9):44-57.
8. Johnson MG, Williams J, Lee A, Bradley KK. Completeness and Timeliness of Electronic vs. Conventional Laboratory Reporting for Communicable Disease Surveillance—Oklahoma, 2011. Public Health Rep. 2014;129(3):261-266.