NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG SỬ DỤNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO MẬT BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả sớm của liệu pháp tế bào gốc (TBG) tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh teo mật bẩm sinh (TMBS) tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu loạt ca bệnh, gồm 31 bệnh nhân chẩn đoán TMBS được điều trị phẫu thuật Kasai kết hợp với truyền TBG tủy xương tự thân tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả: Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu có 1 bệnh nhân không tuân thủ nghiên cứu tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật. Tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1. Tuổi trung bình khi phẫu thuật là 78,8 ngày tuổi. 100% bệnh nhân có triệu chứng vàng da và phân bạc màu trước điều trị, triệu chứng này giảm có ý nghĩa thống kê sau điều trị 3 tháng với p < 0,001. Giá trị Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp, ALP, GGT trước điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với thời gian sau điều trị 3 tháng (p < 0,01, p < 0,01, p < 0,01, p < 0,05). Tại thời điểm 3 tháng sau điều trị, có 40% bệnh nhân thoát mật hoàn toàn; 61,29% bệnh nhân có nhiễm trùng đường mật. APRI trước và sau điều trị là 0,82 và 1,16 (p>0,05), điểm PELD trung bình trước và sau điều trị là 9,26 và 3,83 (p<0,05). Kết luận: Có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điểm PELD sau liệu pháp TBG tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh TMBS. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn và theo dõi trong thời gian dài hơn, để đánh giá được hiệu quả của liệu pháp này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Teo mật bẩm sinh, tế bào gốc tủy xương tự thân, kết quả điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Huy Toàn, Phạm Duy Hiền (2021), "Cắt xơ rốn gan rộng rãi trong phẫu thuật Kasai điều trị teo đường mật bẩm sinh". Tạp chí Y học Việt Nam. 508(2).
3. Hoàng Thị Xuyến (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân loại và tỷ lệ nhiễm Cytomegalovirus ở bệnh nhân teo đường mật bẩm sinh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Thị Hải Yến (2019), Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố liên quan đến kết quả dẫn lưu mật sau phẫu thuật Kasai trên bệnh nhân teo mật bẩm sinh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Gad EH, et al. (2021), "Short- and long-term outcomes after Kasai operation for type III biliary atresia: Twenty years of experience in a single tertiary Egyptian center-A retrospective cohort study". Ann Med Surg. 62 pp.302–14.
6. Hanalioğlu D, et al. (2019), "Revisiting long-term prognostic factors of biliary atresia: A 20-year experience with 81 patients from a single center". Turkish J Gastroenterol. 30(5) pp.467.
7. Ihn K, Ho IG, Chang EY, Han SJ (2018), "Correlation between gamma-glutamyl transpeptidase activity and outcomes after Kasai portoenterostomy for biliary atresia". J Pediatr Surg. 53(3) pp.461–7.
8. Liu CS, Chin TW, Wei CF. (1998), "Value of gamma-glutamyl transpeptidase for early diagnosis of biliary atresia.". Zhonghua Yi Xue Za Zhi (Taipei). 61(12) pp.716–20.
9. Sharma S, Kumar L, Mohanty S, Kumar R, Datta Gupta S, Gupta DK. (2011). "Bone marrow mononuclear stem cell infusion improves biochemical parameters and scintigraphy in infants with biliary atresia". Pediatr Surg Int. 27(1) pp.81–9.