KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ, TỶ LỆ BIẾN ĐỔI HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ, tỷ lệ đối tượng có biến đổi nồng độ homocystein (Hcy) huyết tương ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường típ 2 (ĐTĐT2). Đối tượng và phương pháp: 395 BN ĐTĐT2 chẩn đoán lần đầu hoặc đã chẩn đoán từ trước được điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ngoài các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, đánh giá BN còn định lượng nồng độ Hcy huyết tương bằng phương pháp đo độ đục trên máy tự động AU5800 của hãng Beckman Coulter. Giá trị tham chiếu nồng độ Hcy bình thường của labo: 5-12 µmol/l. Kết quả cho thấy: nồng độ trung bình Hcy huyết tương là 10,23±4,19µmol/l. Tỷ lệ BN tăng Hcy gặp 25,7%. Nồng độ Hcy tăng dần theo tuổi, thời gian phát hiện bệnh (TGPHB), ở nam cao hơn so với nữ. Tỷ lệ BN tăng Hcy cũng tăng dần theo tuổi, ở nam cao hơn so với nữ. Nồng độ Hcy ở BN chẩn đoán lần đầu so với đã chẩn đoán trước đó khác biệt không có ý nghĩa. Kết luận: Nồng độ Hcy tăng ở BN ĐTĐT2, liên quan với tuổi, giới, TGPHB. Đây là dấu ấn sinh học có giá trị nếu được xác định sẽ có liên quan với các yếu tố khác của BN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường típ 2, homocystein, thời gian phát hiện bệnh
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Toàn Trung, Hoàng Trung Vinh (2016). “Biến đổi nồng độ vitamin B12, folate và homocysteine huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường typ2”. Tạp chí y học Việt Nam, số 21, tr.189-298.
3. Shargorodsky M, Boaz M, Pasternak S et al (2009), “Serum homocysteine, folate, vitamin B12 levels and arterial stiffness in diabetic patients: which of them is really important in atherogenesis?”, Diabetes/metabolism research and reviews. 25(1), pp.70-75.
4. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), “Nghiên cứu nồng độ Homocystein huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có hội chứng động mạch vành cấp”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
5. Sonkar S L, Sonkar G K, Soni D, et al (2013), “Plasma homocysteine level and its clinical correlation with type 2 diabtes mellitus and its complication”, International Journal of Diabetes in Developing Contries, 34(1), pp.3-6.
6. Sainani G.S, Talwalkar P.G, Wadia R.S, et al (2007), “Homocysteine - its importance in vascular disease”, Hyperhomocysteinemia and its implication in atherosclerosis”, The Indian Scenario, 11-20.
7. Cho E H, Kim E H, Kim W G et al (2010), “Homocysteine as a risk factor for development of microalbuminuria in type 2 diabetes”, Korean Diabetes J, 34(3), pp.200-6.