ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN U XƠ TỬ CUNG CÓ CHỈ ĐỊNH CẮT TỬ CUNG HOÀN TOÀN QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Thị Thanh Thủy Hoàng 1,, Tuấn Đạt Đỗ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân u xơ tử cung có chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 120 bệnh nhân u xơ tử cung được chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 08/2019 đến tháng 05/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 48.1± 4.2, chủ yếu là nhóm tuổi 45-50, chiếm 42,5%. 100% bệnh nhân được chỉ đinh cắt tử cung đều đã có con. Tỷ lệ có sẹo mổ thành bụng là 13,4%. Nhóm bệnh nhân có kích thước tử cung trên lâm sàng to bằng tử cung có thai 8-12 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,7%. Phần lớn bệnh nhân nhập viện đều không thiếu máu hoặc chỉ thiếu máu mức độ nhẹ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt tử cung hoàn toàn điều trị u xơ tử cung được tiến hành chủ yếu trên nhóm bệnh nhân 45-50 tuổi, đã đủ con. Mặc dù với sự phát triển của dụng cụ nội soi, các yếu tố trước phẫu thuật như sẹo mổ thành bụng, kích thước tử cung cũng như mức độ thiếu máu trên lâm sàng cũng cần cân nhắc khi chỉ định phẫu thuật nội soi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Farris M, Bastianelli C, Rosato E, Brosens I, Benagiano G. Uterine fibroids: an update on current and emerging medical treatment options. Ther Clin Risk Manag. 2019;15:157-178. doi:10.2147/TCRM.S147318
2. Advincula AP. Surgical techniques: robot-assisted laparoscopic hysterectomy with the da Vinci surgical system. Int J Med Robot Comput Assist Surg MRCAS. 2006;2(4):305-311. doi:10.1002/rcs.111
3. Boggess JF, Gehrig PA, Cantrell L, et al. A comparative study of 3 surgical methods for hysterectomy with staging for endometrial cancer: robotic assistance, laparoscopy, laparotomy. Am J Obstet Gynecol. 2008;199(4):360.e1-9. doi:10.1016/j.ajog.2008.08.012
4. Nguyễn Bá Mỹ Nhi. Áp dụng cắt tử cung qua nội soi tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp Chí Phụ Sản Số 2. Published online 2001:29-32.
5. Claerhout F, Deprest J. Laparoscopic hysterectomy for benign diseases. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2005;19(3):357-375. doi:10.1016/j.bpobgyn.2005.01.009
6. Hysteroscopy: Practice Essentials, Background, History of the Procedure. Published online July 27, 2021. Accessed May 3, 2022. https://emedicine.medscape.com/article/267021-overview#a6
7. Puntambekar SP, Patil AM, Rayate NV, Puntambekar SS, Sathe RM, Kulkarni MA. A Novel Technique of Uterine Manipulation in Laparoscopic Pelvic Oncosurgical Procedures: “The Uterine Hitch Technique.” Minim Invasive Surg. 2010;2010:836027. doi:10.1155/2010/836027
8. Reich H, DeCAPRIO J, McGLYNN F. Laparoscopic Hysterectomy. J Gynecol Surg. 1989;5(2):213-216. doi:10.1089/gyn.1989.5.213
9. Spies JB, Cooper JM, Worthington-Kirsch R, Lipman JC, Mills BB, Benenati JF. Outcome of uterine embolization and hysterectomy for leiomyomas: results of a multicenter study. Am J Obstet Gynecol. 2004;191(1):22-31. doi:10.1016/j.ajog.2004.03.037