XÂY DỰNG CHUẨN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ CHĂM SÓC ĐƯỜNG THỞ TRÊN NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY XÂM NHẬP QUA ỐNG NỘI KHÍ QUẢN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng chuẩn năng lực đánh giá chăm sóc đường thở trên người bệnh thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản của sinh viên Đại học Điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các tài liệu hướng dẫn quy trình kĩ thuật điều dưỡng, tài liệu liên quan đến đánh giá chăm sóc người bệnh thở máy xâm nhập. Khách thể nghiên cứu là sinh viên Đại học điều dưỡng, các bác sĩ, điều dưỡng là những chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu về điều dưỡng. Thiết kế nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Kết quả và kết luận: Kết quả cho thấy chuẩn năng lực đánh giá chăm sóc đường thở trên người bệnh thông khí xâm nhập qua ống nội khí quản gồm 7 chuẩn năng lực với 40 nội dung đánh giá. Giá trị nội dung: Chỉ số I-CVI=1,0; S-CVI=1,0. Tỷ lệ trung bình các mục đánh giá mức độ liên quan giữa 5 chuyên gia =1,0. Giá trị cấu trúc: Hệ số KMO=0,769 thỏa mãn 0,5≤KMO≤1. Kết quả kiểm định Barlett’s =7016,553 với Sig<0,05. Giá trị EFA cho thấy có 7 nhân tố được trích tại Eigenvalues là 1,681 và tổng phương sai trích được là 74,549%>50%. Hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển số nhân tố (factor loading) trong mỗi nhân tố đều >0,5. Không có nhân tố nào cùng lúc tải lên 2 nhân tố, không có sự xáo trộn các nhân tố. Độ tin cậy của từng chuẩn năng lực thành phần và độ tin cậy của cả bộ chuẩn năng lực đều có hệ số Cronbach’s Anpha tổng >0,7 và các giá trị tương quan biến tổng >0,3
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chuẩn năng lực, chăm sóc hô hấp, thở máy xâm nhập
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
3. Bộ y tế (2012), Công cụ cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. Ban hành kèm theo Quyết định số: 1352/ QĐ- BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012.
4. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015.
5. Ngô Huy Hoàng (2017), Chăm sóc người lớn bệnh Nội khoa. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
6. Nguyễn Đạt Anh (2009), “Kỹ thuật hút đờm.Điều dưỡng hồi sức cấp cứu, Bộ Y tế, Nhà xuất bản giáo dục, trang194-199.
7. Linda Cronenwett (2007), Quality and safety education for nurses, Nursing Outlook, (Volume 55, Issue 3), Pg 122–131.
8. Universitas 21 health sciences group (2006), A guide for the assessment of clinical competence using simulation