THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI HAI CHỢ ĐẦU MỐI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thực phẩm tươi sống là một trong những nguồn thực phẩm được tiêu thụ nhiều hàng ngày của hầu hết người dân tại cộng đồng. Tuy nhiên các đối tượng kinh doanh loại thực phẩm này ngày càng gia tăng khiến việc kiểm soát còn nhiều khó khăn. Kiến thức, thực hành của người dân còn nhiều hạn chế do vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại 2 chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang trên toàn bộ người kinh doanh kinh doanh thực phẩm tươi sống tại hai chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đạt khá cao 75,9% và 24,1% có kiến thức chung không đạt; trong đó: 80,5% người kinh doanh thịt có kiến thức đạt và 19,5% kiến thức không đạt; 46,4% người kinh doanh thủy sản có kiến thức đạt và 53,6% kiến thức không đạt; 90,7% người kinh doanh rau củ có kiến thức đạt và 9,3% kiến thức không đạt. Tuy nhiên, số đối tượng nghiên cứu có thực hành chung đạt chỉ chiếm 50,9% và có tới 49,1% thực hành chung không đạt; trong đó: 46,3% người kinh doanh thịt có thực hành đạt và 53,7% thực hành không đạt; 21,4% người kinh doanh thủy sản có thực hành đạt; 78,6% thực hành không đạt, 74,4% người kinh doanh rau củ có thực hành đạt và 25,6% thực hành không đạt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn thực phẩm, thực phẩm tươi sống, người kinh doanh thực phẩm tươi sống, kiến thức, thực hành, chợ đầu mối, thành phố Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT Về việc ban hành "Quy định điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống", Hà Nội.
3. Chính phủ (2017), Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, Hà Nội.
4. Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh: “Chương dẫn nhập quản lý ATTP nông sản: Công cụ, hiện trạng và thách thức”.
5. Lê Đức Sang, Nguyễn Thanh Hà (2014), Thực hành tuân thủ một số quy định về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh năm 2013, Kỷ yếu công trình khoa học 2014 trường Đại học Thăng Long, tr. 207 - 213.
6. Phùng Thế Tài, Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Huyền Trang (2019): “Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người kinh doanh thực phẩm tươi sống tại chợ Bắc Quang.”, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Tạp chí Y học cộng đồng, tháng 5 + 6 năm 2019, ISSN 2354 - 0614, số 3 (50), tr. 123 - 129.
7. Tổng cục thống kê (2018), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018.
8. Scientific Committee on Enteric Infections and Foodborne Diseases (2017), Review on the Global and Local Epidemiology of Food Poisoning
9. WHO (2015), The future of food safety, URL https://www.who.int /food-safety/international-food-safety-conference.