THỰC TRẠNG KHẨU PHẦN ĂN BÁN TRÚ CỦA TRẺ EM HAI TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại hai trường mầm non Phủ Lý và Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên khẩu phẩn ăn bán trú của trẻ em trường mầm non tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với phương pháp mô tả thiết kế cắt ngang. Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về nhân khẩu học. Sử dụng phương pháp cân đong thực phẩm để thu thập thông tin về mức tiêu thụ thực phẩm. Kết quả nghiên cứu: Phần trăm năng lượng do P, L, G trong khẩu phần ăn bán trú cung cấp đủ so với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng trong khẩu phần ăn bán trú tại 2 trường mầm non (12,8: 17,6: 69,6) chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị (12: 18: 70). Lượng vitamin B1, B2, B3/1000 kcal đáp ứng dư thừa nhiều so với nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ canxi/ phospho hợp lý. Khẩu phần ăn bán trú của trẻ tại 2 trường đáp ứng dư thừa về tổng năng lượng (103,1%), protein (109,6%), lipid (101,0%), glucid (102,5%), vitamin C (118,8%) ở mức độ ít so với nhu cầu khuyến nghị. Lượng protein động vật (169,4%), lipid động vật (169,1%), vitamin B1 (131,0%), vitamin B2 (131,0%), vitamin B3 (156,7%, phospho (216,9%), sắt (151,6%), kẽm (130,2%) cung cấp dư thừa nhiều so với nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, một số chất dinh dưỡng đáp ứng thiếu so với nhu cầu khuyến nghị: Canci (đạt 96,0%), protein thực vật (đạt 70,2%), lipid thực vật (chỉ đạt 59,7%), vitamin D (chỉ đạt 50,0%) và vitamin A đáp ứng thiếu nhiều nhất (chỉ đạt 24,8%). Kết luận: Khẩu phần ăn của trẻ em 2 trường mầm non tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên còn chưa cân đối, hợp lý.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trẻ em, khẩu phần ăn, trường mầm non Phủ Lý, trường mầm non Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Trí Dũng (2011), "Thừa cân, béo phì và một số đặc điểm dịch tễ học ở học sinh tiểu học tại quận 10 TPHCM năm 2009-2010", Thời sự Y học số 67, tr. 3 - 6.
3. Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Huyền Trang (2020), Thực trạng khẩu phần bán trú của học sinh trường tiểu học Đội Cấn tại thành phố Thái Nguyên, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
4. Hồ Thu Mai, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Hữu Bắc (2010), “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của học sinh 6 -14 tuổi tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, số 2, tr. 23 - 31.
5. Nguyễn Mạnh Tuấn (2013), Đánh giá khẩu phần bữa ăn bán trú và tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại thành phố Thái Nguyên, chuyên đề tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
6. Viện Dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất Y học, Hà Nội.
7. Viện Dinh dưỡng (2021), Báo cáo đánh giá chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020.
8. Viện Dinh dưỡng (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Analytix BI’s (2012), South Africa Country Report: Fast Food Consumers Trends 2007-2011.
10. Bornhors.C, Huybrechts. I and associates (2012), “Diet-obesity associations inchildren: approaches to counteract attennuation caused by misreporting”, Public Health Nutr, vol.15, no.3.