NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH KHU VỰC CỦA UNG THƯ HẮC TỐ DA

Thanh Phương Vũ 1,, Văn Chủ Nguyễn 1, Đại Bình Nguyễn 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và liên quan di căn hạch khu vực với một số yếu tố lâm sàng, mô bệnh học của ung thư hắc tố da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 135 bệnh nhân UTHT da giai đoạn II, III được điều trị bằng phẫu thuật triệt căn tại viện K từ 2013 đến 2019. Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu. Kết quả: bệnh hay gặp ở tuổi 40 đến 70, tuổi trung bình 55.5±14.7, nữ/nam 1.01, hay gặp chi dưới 49.6%, màu đen 65.9%, thể lan tràn nông 52.6%, di căn hạch 48.1%, bề dày u T3, T4 96.3%, u có loét 48.1%, Clark IV, V 77.1%, giai đoạn phát triển thẳng đứng 72.6%, xâm nhập bạch mạch 22.2%, có vệ tinh 34.8%. Nhóm lympho xâm nhập thưa thớt 46.7%, di căn hạch ở thể cục 100%, thể nốt ruồi son đỉnh 93.8%. Di căn hạch ở T2, T3, T4 tương ứng 0%, 19.6 %, 73%. Di căn hạch ở nhóm loét u cao hơn nhóm không loét, tương ứng 84.6% so với 14.3%. Di căn hạch ở Clark IV-V cao hơn Clark II-III, tương ứng 60.6% so với 6.5%. Di căn hạch nhóm giai đoạn phát triển thẳng đứng cao hơn nhóm tỏa tia, tương ứng 64.3% so với 5.4%. Di căn hạch nhóm xâm nhập bạch mạch cao hơn nhóm không xâm nhập, tương ứng 100% so với 33.3%. Di căn hạch nhóm vệ tinh cao hơn nhóm không vệ tinh, tương ứng 85.1% so với 28.4%. Di căn hạch nhóm nhân chia < 1mm2, 1 – 6mm2 và > 6mm2 tương ứng là 0%, 31.8% và 98.1%. Di căn hạch ở nhóm lympho bào xâm nhập dày đặc, thưa thớt và không có lympho bào lần lượt là 6.9%, 39.7%, 88.7% (p < 0,05). Kết luận: Bệnh hay gặp lứa tuổi 40 đến 70, tuổi trung bình 55.5±14.7, nữ/nam 1.01. Vị trí hay gặp chi dưới 49.6%, u màu đen 65.9%. Thể lan tràn nông 52.6%, di căn hạch khu vực 48.1%, độ dày u T3, T4 96.3%, u có loét 48.1%, Clark IV, V 77.1%. Giai đoạn phát triển thẳng đứng 72.6%, xâm nhập bạch mạch 22.2%, có vệ tinh 34.8%, nhóm lympho bào xâm nhập thưa thớt 46.7%. Di căn hạch khu vực có liên quan đến vị trí u, thể mô bệnh học, bề dày u, loét u, mức độ clark, giai đoạn phát triển, xâm nhập bạch mạch, nhân vệ tinh, lympho xâm nhập u.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Albino A.P, Reed J.A., McNutt N.S et al. (1997). Molecular Biology of Cutaneous Melanoma, Principles and practice of Oncology. Lippincott Raven, 2, 46.
2. Marc Hurlbert (2020). 2020 Melanoma mortality rates decreasing despite ongoing increase in incidence. Melanoma research Alliance.
3. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hoài Nga, Trần Hồng Trường. Tình hình bệnh ung thư ở Hà Nội giai đoạn 1996-1999. Tạp chí y học thực hành. 2002: 4 - 11.
4. Mandala, G.L. Imberti, et al. (2009). Clinical and histopathological risk factors to predict sentinel lympho node positivity. European journal of cancer, 45, 2537-2545.
5. Taran JM, Heenan PJ. (2001). Clinical and histological features of level 2 cutaneous malignant melanoma associated with metastasis. Cancer, 91, 1822–1825.
6. Hege Grande Sarpa, MD, Kara Reinke, et al. (2006). Prognostic Significance of Extent of Ulceration in Primary Cutaneous Melanoma. Am J Surg Pathol, 30, 1396–1400.
7. Roberto Betti, Elena Agape, Raffaella Vergani, et al. (2016). An observational study regarding the rate of growth in vertical and radial growth phase superficial spreading melanomas. Oncol Lett, 12(3), 2099–2102.
8. Edmund K., Meera G, et al. (2014). Prognosis of Patients with Melanoma and Microsatellitosis Undergoing Sentinel Lymph Node Biops. Ann Surg Oncol, 21(3), 1016-1023.