ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH NAM ĐỊNH

Văn Thư Ngô 1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số chỉ số hóa sinh dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định từ 01/02/2022 đến 01/05/2022, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.  Kết quả: Cân nặng (kg) trung bình của bệnh nhân nam và nữ ở nhóm tuổi dưới 65 tuổi cao hơn cân nặng ở nhóm tuổi bằng và trên 65 tuổi. Theo BMI, có 52,4% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng, theo SGA là 51,7% và theo MNA là  43,2%. Tỷ lệ bệnh nhân dưới 65 tuổi thiếu máu, thiếu Albumin là 25,5% và 1,0%, trong khi bệnh nhân trên hoặc bằng 65 tuổi là 34,2% và 2,7%.  Kết luận: Cân nặng trung bình ở nhóm tuổi dưới 65 tuổi cao hơn nhóm tuổi bằng và trên 65 tuổi. Tỷ lệ thiếu máu, thiếu Albumin ở nhóm tuổi dưới 65 thấp hơn nhóm tuổi bằng và trên 65 tuổi. Cần kết hợp các phương pháp khác nhau để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ở các nhóm tuổi khác nhau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Khánh Thu. Hiệu quả can thiệp tư vấn dinh dưỡng và cung cấp chế độ ăn cho người bệnh chạy thận chu kì tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình (2016). Tạp chí Y học Việt Nam, tr 119-124
2. Newsome C.M. Garth A.K., Simmance N. et al. Nutritional status, nutrition practices and post-operative complications in patients with gastrointestinal cance. (2010) J Hum Nutr Diet Off J Br Diet Assoc. 23(4), tr:393-404
3. Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự (2006), “Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. Số 3+4, 2006, tr 85
4. Ninh Thị Nhung (2012), “Đặc điểm khẩu phần và tình trạng nhân trắc của sinh viên Y hệ chính quy Trường Đại học y Thái Bình năm 2012”. Tạp chí Y học thực hành (873) số 6/2013 tr. 43
5. Jane A, Read et al (2005), Nutritional Assessment in Cancer: Comparing the Mini - Nutritional Assessment (MNA) with the Scored Patient –Generated Subjective Global Assessment (SGA), Nutrition and Cancer, vol. 53,issue 1 September 2005, 51 -56.
6. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009), “Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại Bệnh viện chợ Rẫy”, Tạp chí Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh, tập 3 số1/2009.
7. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Nhật Minh (2012), “Thực trạng dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành (874) Số 6/2013. tr. 3-6
8. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Nguyên Khôi (2006), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 2 - Số 3+4 - Tháng 11 năm 2006
9. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tâm và cộng sự (2006), “Tình hình thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực Phẩm, tập 2, số 3+4, tr. 15-18.