KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ D-DIMER Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI NẰM VIỆN CÓ NGUY CƠ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân cao tuổi (BNCT) điều trị nội trú. Chẩn đoán và điều trị sớm HKTMS làm gia tăng tỉ lệ sống còn. Trong đó, nồng độ D-dimer có độ nhạy cao 94-96% ở hầu hết bệnh nhân bị HKTMS. HKTMS ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng gặp nhiều ở những người trên 60 tuổi. Mục tiêu: Xác định nồng độ D-dimer trung bình và mối liên quan giữa nồng độ D-dimer, siêu âm doppler ở BNCT chẩn đoán HKTMS với các đặc điểm bệnh lý tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 01 đến tháng 5/2022 trên 260 BNCT nhập viện điều trị nội trú có nguy cơ HKTMS (có điểm Wells ≥ 1 điểm) tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Nồng độ D-dimer của bệnh nhân mắc HKTMS có trung vị là 3106,5 ng/ml và cao gấp khoản 1,5 lần so với không mắc HKTMS; kèm siêu âm doppler dương tính 36/260 bệnh nhân (tương đương 13,85%). Có mối liên quan giữa nồng độ D-dimer với nhóm tuổi, bệnh tim mạch và chấn thương (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân có điểm Wells ≥ 1 điểm; nồng độ D-dimer (>500 ng/ml) kèm siêu âm doppler dương tính có giá trị tiên đoán HKTMS. Tuổi và bệnh lý đi kèm là yếu tố tác động đến HKTMS ở BNCT nằm viện điều trị nội trú.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nồng độ D-dimer, bệnh nhân cao tuổi nằm viện điều trị nội trú, huyết khối tĩnh mạch sâu
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Quang Đẳng. Đánh giá vai trò D-dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân lớn tuổi có yếu tố nguy cơ trung bình và cao theo thang điểm wells [Luận án chuyên khoa cấp II]. TP.HCM: Đại học Y dược TP.HCM; 2017.
3. Nguyễn Thanh Hiền, Thượng Thanh Phương, Phạm Tú Quỳnh, Nguyễn Ngọc Phương Thư, Thái Thị Mai Yến. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu 2018 [tr. 1-21]. Available from: https://thaythuocvietnam.vn/thuvien/wp-content/uploads/2018/11/37-1.pdf. .
4. Đặng Vạn Phước, Nguyễn Văn Trí. Đánh giá vai trò của D-Dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010;14(2):tr. 178-83.
5. Owaidah T, AlGhasham N, AlGhamdi S, AlKhafaji D, ALAmro B, Zeitouni M, et al. Evaluation of the usefulness of a D dimer test in combination with clinical pretest probability score in the prediction and exclusion of Venous Thromboembolism by medical residents. Thrombosis journal. 2014;12(1):pp. 28-.
6. Kassim NA, Farid TM, Pessar SA, Shawkat SA. Performance Evaluation of Different d-Dimer Cutoffs in Bedridden Hospitalized Elderly Patients. Clin Appl Thromb Hemost. 2017;23(8):998-1004.
7. Nguyễn Văn Tuấn. Y học thực chứng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; 2020.