KHẢO SÁT TỶ LỆ LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN COVID 19

Minh Hoàng Lê 1, Phượng Nhật Quỳnh Huỳnh 1, Thị Thư Trần 1, Thị Thanh Hương Trần 1, Quang Vinh Lâm 1, Văn Thống Nguyễn1,
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Covid làm gia tăng tỉ lệ lo âu trên các quần thể khác nhau đặc biệt là đối tượng người cao tuổi. Việc khảo sát tỉ lệ lo âu trên nhóm đối tượng này trong giai đoạn dịch bệnh Covid là một việc cần được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ lo âu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi nội trú tại Bệnh viện y học cổ truyền thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 201 bệnh nhân nội trú trên 60 tuổi từ tháng 9/2021 đến 3/2022. Tỉ lệ lo âu được đo lường bằng thang điểm GAD7. Kết quả: 55,22% bệnh nhân tham gia nghiên cứu mắc lo âu với điểm từ 5 trở lên. Có 48,75% bệnh nhân có lo âu nhẹ và lo âu vừa phải, và 6,46% bệnh nhân có lo âu nặng. Các yếu tố liên quan là nơi ở (OR= 0,504; p = 0,018), không có bảo hiểm y tế (OR=4,443, p<0,05), bị mắc Covid (OR=22,00, p<0,001) và thời điểm nhập viện khi bệnh viện còn là bệnh viện dã chiến (OR=0,384, p<0,05) được tìm thấy có ý nghĩa thống kê liên quan tới lo âu. Kết luận: Lo âu là một bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi có bệnh nền, tình trạng này đặc biệt tăng cao trong giai đoạn Covid. Nghiên cứu này cung cấp một tín hiệu báo động cho các bệnh viện nói chung và bệnh viện YHCT Cần Thơ nói riêng cũng như nhân viên y tế khi điều trị bệnh nhân cao tuổi. Ngành Y học cổ truyền cần phát huy vai trò trong việc nghiên cứu điều trị bệnh nhân có tình trạng lo âu sau giai đoạn Covid

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UBND Thành phố Cần Thơ (2021), Quyết định về việc thành lập Bệnh viện dã chiến số 3 điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Số 115/QĐ-BCĐ.
2. Löwe B, Decker O, Müller S, et al (2008). Validation and standardization of the Generalized Anxiety Disorder Screener (GAD-7) in the general population. Med Care;46(3):266-274. doi:10.1097/MLR.0b013e318160d093
3. Võ Kim Anh, Trần Văn Hưởng, Nguyễn Hồng Chương và cs (2022), Thực trạng trầm cảm, lo âu của người mắc bệnh ung thư điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 175, năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 514, số 2(2022), trang 81- 85.
4. Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19, https://covid19.gov.vn/
5. Vũ Hồng Ân (2021), Tỉ lệ bị rối loạn lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính do thoái hóa cột sống, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 505, số 1(2021), trang 43- 45.
6. Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý I năm 2022, Báo cáo số 52/BC-TCTK ngày 29-03-2022
7. Trần Thị Hà An, Nguyễn Kim Việt, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2016). Một số đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, số 95, trang 55 – 61.
8. Vu Thi Thu Trang, Khoa Le Anh Huynh, Huyen Thi Truong, et al (2022), Predicting Anxiety and Depression Among Patients With COVID-19 in Concentrated Isolation at Medical Camps in Vietnam: A Descriptive Cross-Sectional Study, Frontiers in Psychiatry, Vol 12, p 1:7.
9. Lê Minh Hoàng, Châu Nhị Vân (2022), Giáo trình Nội bệnh lý Y học cổ truyền 1, NXB Y học, Hà Nội