CONG VẸO CỘT SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER TẠI 2 TỈNH SÓC TRĂNG VÀ AN GIANG

Thanh Vũ Phạm 1,, Thị Thùy Dương Nguyễn 2, Văn Tập Nguyễn 3, Minh Quang Lâm 4, Đức Huệ Nguyễn 5, Thị Diện Phan 6
1 Phân Viện khoa học an toàn vệ sinh lao đông và Bảo vệ môi trường miền Nam
2 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
3 Đại học Trà Vinh
4 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Bệnh viện Răng – Hàm Mặt Trung ương – TP.HCM
6 Viện Sốt Rét Ký sinh trùng - Côn trùng Tp. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường là vấn đề mang tính cấp thiết. Một số nghiên cứu trên thế giới, và Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc con vẹo cột sống ngày càng gia tăng, dẫn đến những mối lo về thể chất và tâm lý cho học sinh. Đây là mối quan tâm của không chỉ riêng các bậc phụ huynh mà còn là mối quan tâm lớn của hệ thống giáo dục, y tế. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 643 học sinh tại 2 trường tiểu học dân tộc Khmer, trường Tham Đôn 2 và B Núi Tô. Học sinh được khám sàng lọc cong vẹo cột sống sau khi phụ huynh chấp thuận cho học sinh tham gia nghiên cứu. trong khỏảng thời gian tháng 18/02/2021 đến tháng 26/02/2021. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học dân tộc Khmer 02 tỉnh Sóc Trăng Và An Giang. Kết quả: Tỷ lệ học sinh tiểu học dân tộc Khmer mắc cong vẹo cột sống là 21,15%. Trong đó, tỷ lệ học sinh mắc cong cột sống (gù hoặc ưỡn) là 2,95% và vẹo cột sống là 18,97%. Tìm thấy mối liên có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống ở học sinh với giới tính và tình trạng dinh dưỡng (BMI) (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cung cấp các số liệu về tỷ lệ học sinh mắc cong vẹo cột sống qua đó cho thấy tình trạng sức khỏe cột sống của học sinh nhằm giúp phụ huynh và giáo viên tiểu học cần thường xuyên quan tâm đến điều kiện sinh hoạt, học tập và chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Nguyệt Ánh, Đỗ Thái Hà. Vũ Xuân Đán, 2016; 20(5): 464-467 (2016) "Tỉ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh lớp 5 tại 3 trường tiểu học của thành phố Hồ Chí Minh.". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh., 20 (5), pp.464-467.
2. Raphael D Adobor, Silje Rimeslatten, Harald Steen and Jens Ivar Brox. (2011) "School screening and point prevalence of adolescent idiopathic scoliosis in 4000 Norwegian children aged 12 years". Scoliosis, 6 (23), pp.1-17.
3. Maria Célia Cunha Ciaccia, Julia Silvestre de Castro, Mariana Abduch Rahal, Barbarah Silveira Penatti, Iara Borin Selegatto, João Lucas Morette Giampietro and Vera Esteves Vagnozzi Rullo. (2017) "Prevalence of scoliosis in public elementary school students". Revista Paulista de Pediatria., 35 (2), pp. 191-198.
4. Qing Du, Xuan Zhou, Stefano Negrini, Nan Chen, Xiaoyan Yang, Juping Liang, Kun Suncorresponding author (2016) "Scoliosis epidemiology is not similar all over the world: A study from a scoliosis school screening on Chongming Island (China)". BMC Musculoskeletal Disorders, 17 (1), pp.1-8.
5. Kyoungkyu Jeon and Dong-il Kim (2018) "The Association between Low Body Weight and Scoliosis among Korean Elementary School Students". International Journal of Environmental Research and Public Health, 15 (12), pp.13-26.
6. Sepehr Moalej, Mahsa Asadabadi, Rezvan Hashemi, Leila Khedmat, Reza Tavacolizadeh, Zahra Vahabi, Ghazal Shariatpanahi (2018) "Screening of scoliosis in school children in Tehran: The prevalence rate of idiopathic scoliosis. Journal of Back and Musculoskeletal Rehabilitation". 31 (4), pp.767-774.
7. Yu Zheng, Xiaojun Wu, Yini Dang, Yan Yang, Jan D Reinhardt, Yingjie Dang (2016) "Prevalence and determinants of idiopathic scoliosis in primary school children in Beitang district, Wuxi ,China". Journal of Rehabilitation Medicine, 48, pp.1-7.