ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TRẺ BỊ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 - 2020

Văn Thức Đinh 1,2, Văn Thức Phạm 1, Mai Phương Nguyễn 1,2, Dương Tùng Anh Đinh 1,2,
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong các năm 2019-2020 và nhận xét kết quả điều trị ở các bệnh nhân nói trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có sử dụng số liệu hồi cứu của 54 trường hợp trẻ bị sốc phản vệ lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả: Triệu chứng chủ yếu của SPV: triệu chứng tim mạch, thần kinh, da; các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa gặp với tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ trẻ có toan hóa máu khi sốc là 50% và tăng lactate là 75,9%. 100% bệnh nhi được dùng adrenalin tiêm bắp liều đầu tiên. Solumedrol, dimedrol là các thuốc được sử dụng đồng thời với adrenalin nhiều nhất. Tỉ lệ trẻ tái sốc thấp (1,9%). Hầu hết bệnh nhân đều hết triệu chứng (87,0%), có 13,0% trẻ diễn biến nặng hơn hoặc không cải thiện phải chuyển tuyến. Kết luận: Phát hiện sớm và điều trị sốc phản vệ là yếu tố quyết định và tiên lượng bệnh. Điều trị chính là tiêm bắp adrenalin càng sớm càng tốt, dự phòng tái tiếp xúc với dị nguyên gây ra sốc phản vệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Quốc, Phạm Văn Quang, Tăng Chí Thượng. Đặc điểm điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. phụ bản tập 20(2): p. 22 - 28.
2. Mai Văn Lục (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường đại học Y Hà Nội.
3. Andersen, L.W. et al. Etiology and therapeutic approach to elevated lactate levels. Mayo Clinic proceedings, 2013. 88(10): p. 1127-1140.
4. Dodd, A., et al. Evidence update for the treatment of anaphylaxis. Resuscitation, 2021. 163: p. 86-96.
5. Pouessel, G., et al. Anaphylaxis admissions to pediatric intensive care units in France. Allergy, 2018. 73(9): p. 1902-1905.
6. Sheikh, A., et al. Adrenaline (epinephrine) for the treatment of anaphylaxis with and without shock. The Cochrane database of systematic reviews, 2008. 2008(4): p. CD006312-CD006312.
7. Sicherer, S. H., Simons, F. E. R., Mahr, T. A., Abramson, S. L. et al. (2017). Epinephrine for First-aid Management of Anaphylaxis. Pediatrics, 139(3), e20164006. doi: 10.1542/peds.2016-4006
8. Topal, E., et al. Epidemiological and Clinical Features of Anaphylaxis: Single Center Experience with 109 Children. Pediatric Allergy, Immunology, and Pulmonology, 2013. 26(2): p. 88-92.