ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỢ THỊ NHÌN GẦN TRÊN NGƯỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của các phương tiện trợ thị nhìn gần trên người khiếm thị Việt nam. Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 886 người khiếm thị đến khám tại Phòng phục hồi chức năng khiếm thị của Bệnh viện Mắt Trung ương trong 3 năm từ 2013 đến 2016. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: trong số 478 trẻ khiếm thị có 29.3% đã được chỉ định sử dụng phương tiện trợ thị nhìn gần, trong đó kính gọng phóng đại được sử dụng nhiều nhất (56.4%). Công suất kính phóng đại từ +6.00 đến +38.00D. So với trước trợ thị, thị lực nhìn gần sau trợ thị được cải thiện đáng kể 1.14 ± 0.28M (p<0.05), khoảng cách đọc cải thiện nhiều nhất với máy video phóng đại cầm tay. Trong số 408 người khiếm thị tuổi trưởng thành có 46.3% đã được chỉ định sử dụng phương tiện trợ thị nhìn gần, trong đó kính lúp cầm tay được sử dụng nhiều nhất (35.4%). Công suất kính phóng đại từ +4.00 đến +28.00D. So với trước trợ thị, thị lực nhìn gần sau trợ thị được cải thiện đáng kể 0.98 ± 0.26M (p<0.05), khoảng cách đọc cải thiện nhiều nhất với máy video phóng đại cầm tay. Kết luận: Với cả hai nhóm trẻ khiếm thị và người khiếm thị trưởng thành ở Việt nam, thị lực nhìn gần, khoảng cách đọc cải thiện sau khi sử dụng các phương tiện trợ thị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khiếm thị, phương tiện trợ thị nhìn gần
Tài liệu tham khảo
2. Cho J., Lee S., Low vision devices for children, Community eye health journal. 2007, Vol 20(62): 28-29.
3. Margrain, T. H., Helping blind and partially sighted people to read: the effectiveness of low vision aids, BJO. 2000, 84 (8), 919-21
4. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Hiệp. Ứng dụng phương pháp phục hồi chức năng thị giác trên những người khiếm thị trưởng thành. Tạp chí Y học Việt nam. 2014; 417: 85-88.
5. Nguyễn Văn Lân, Nghiên cứu các phư¬ơng pháp đánh giá và hỗ trợ bệnh nhân khiếm thị, Lụân văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà nội. 2005.
6. Omar R., Mohammed Z., Kinght V.F., Profile of low vision children in the special education school in Malaysia, Original article. 2009, Vol64(4):289-293.
7. Sapkota K, Kim DH. Causes of low vision and major low-vision devices prescribed in the low-vision clinic of Nepal Eye Hospital, Nepal. Anim Cells Syst (Seoul). 2017; 21(3):147-151.
8. Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu Hiền. Nghiên cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị trên trẻ khiếm thị. Tạp chí nhãn khoa Việt nam. 2007; 9:45-54.