THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH ĐƠN VỊ THÍNH HỌC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghe kém được định nghĩa là khả năng nghe của họ không thể nghe tốt như người có thính lực bình thường, với ngưỡng nghe 20dB hoặc thấp hơn. Nghe kém có thể ở mức độ nhẹ, trung bình, nặng hoặc điếc sâu. Nghe kém có thể xảy ra trên một hoặc hai tai, và dẫn tới khó khăn trong giao tiếp hoặc nghe các âm thanh lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nghe kém có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhóm nguyên nhân ở tai ngoài, tai giữa, tai trong hoặc các nhóm nguyên nhân này phối hợp với nhau. Tùy theo nguyên nhân gây nghe kém sẽ có những giải pháp điều trị khác nhau như điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, trợ thính hoặc phối hợp các phương pháp điều trị với nhau. Vì thế, việc thực hiện các phép đo để chẩn đoán là hết sức cần thiết. Để vận hành một đơn vị Thính học hiệu quả thì đòi hỏi khâu thiết kế và xây dựng qui trình vận hành nó là hết sức cần thiết, bao gồm 3 yếu tố chính: con người, công nghệ và qui trình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nghe kém, buồng cách âm, máy đo thính lực
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Xuân Hùng (2010), Thính học lâm sàng – Chẩn đoán, Nhà xuất bản y học, tr.218 – 227.
3. Quỹ dân số liên hiệp quốc - UNFPA (2009), Người khuyết tật Việt Nam, Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tr. 16-17.
4. Usami S-I et al. (2012) “Simultaneous Screening of Multiple Mutations byInvader Assay Improves Molecular Diagnosis of Hereditary Hearing Loss: AMulticenterStudy”. PloSONE7 (2):e31276.doi:10.1371/journal.pone.0031276.
5. WHO (2013), Deafness and hearing loss, WHO Media centre, Geneva, truy cập tại trang web http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs300/en/
6. Theo tiêu chuẩn ANSI của Mỹ (American National Standard Instute) tiêu chuẩn độ ồn tại website http://34.73.93.140/wp-content/ uploads/ 2019/05/ANSI-ASA-S3.1-1999-R2008.pdf