ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG THẬN CỦA BỆNH NHÂN THẬN ĐA NANG

Thị Thùy Linh Nguyễn 1,, Thị Hương Nguyễn 2, Gia Tuyển Đỗ 3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán bệnh thận đa nang đến khám ngoại trú và điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 08/2021 đến hết tháng 06/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 51,3+ 12,9. Tỉ lệ nam chiếm 49,6%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau thắt lưng (45,2%), đái máu (33,9%), tiểu buốt rắt (38,3%), thận to (64,3%), tăng huyết áp (59,1%). Siêu âm hệ tiết niệu cho thấy 65,0% các trường hợp có thận to, kích thước trung bình của nang to nhất là 49,6mm. Tỉ lệ bệnh nhân có suy thận (mức lọc cầu thận <60ml/p) là 75,7%. Nhóm bệnh nhân suy thận có tuổi trung bình cao hơn, huyết áp cao hơn, kích thước nang thận lớn hơn và tỷ lệ người trong gia đình phát hiện suy thận cao hơn. Kết luận: Tỉ lệ suy thận trong số các bệnh nhân mắc bệnh thận đa nang cao, lên tới lên tới 75,7%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy thận của bệnh nhân bao gồm tuổi, tăng huyết áp, kích thước nang thận lớn và tiền sử gia đình có người bị suy thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bergmann C, Guay-Woodford LM, Harris PC, Horie S, Peters DJM, Torres VE. Polycystic kidney disease. Nat Rev Dis Primers. 2018;4(1):50. doi:10.1038/s41572-018-0047-y
2. Chapman AB, Devuyst O, Eckardt KU, et al. Autosomal-dominant polycystic kidney disease (ADPKD): executive summary from a Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Controversies Conference. Kidney International. 2015;88(1):17-27. doi:10.1038/ki.2015.59
3. Đỗ Gia Tuyển. Bệnh Học Nội Khoa Thận - Tiết Niệu - Tập 1.; 2021.
4. Cornec-Le Gall E, Alam A, Perrone RD. Autosomal dominant polycystic kidney disease. The Lancet. 2019;393(10174):919-935. doi:10.1016/ S0140-6736(18)32782-X
5. Đinh Gia Hưng. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Thận Đa Nang Bẩm Sinh ở Người Trưởng Thành Điều Trị Tại Khoa Thận Tiết Niệu Bệnh Viện Bạch Mai. Luận văn chuyên khoa cấp 2. ĐH Y Hà Nội; 2008.
6. Ecder T, Chapman AB, Brosnahan GM, Edelstein CL, Johnson AM, Schrier RW. Effect of antihypertensive therapy on renal function and urinary albumin excretion in hypertensive patients with autosomal dominant polycystic kidney disease. American Journal of Kidney Diseases. 2000;35 (3):427-432. doi:10.1016/S0272-6386(00) 70195-8
7. Cadnapaphornchai MA, McFann K, Strain JD, Masoumi A, Schrier RW. Prospective Change in Renal Volume and Function in Children with ADPKD. CJASN. 2009;4(4):820-829. doi:10.2215/CJN.02810608
8. Torres VE, Chapman AB, Perrone RD, et al. Analysis of baseline parameters in the HALT polycystic kidney disease trials. Kidney International. 2012;81(6):577-585. doi:10.1038/ ki.2011.411
9. Nowak KL, You Z, Gitomer B, et al. Overweight and Obesity Are Predictors of Progression in Early Autosomal Dominant Polycystic Kidney Disease. JASN. 2018;29(2):571-578. doi:10.1681/ ASN.2017070819
10. Schrier RW, Abebe KZ, Perrone RD, et al. Blood Pressure in Early Autosomal Dominant Polycystic Kidney Disease. N Engl J Med. 2014;371(24):2255-2266. doi:10.1056/NEJMoa1402685