CĂN NGUYÊN VI SINH VÀ KHÁNG KHÁNG SINH Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và kháng kháng sinh ở người bệnh viêm phổi thở máy tại khoa HSTC1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2022 nhằm mục tiêu xác định căn nguyên vi khuẩn và kháng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 86 bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy được lấy đờm buổi sáng làm xét nghiệm tìm căn nguyên vi sinh và làm kháng sinh đồ. Kết quả cho thấy: tuổi trung bình 62.6±18,7; tỷ lệ mắc viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) 20,5%; tác nhân hàng đầu là A.baumanii (32.38%) tiếp theo là Staphylococus.aureus (19.05%); Có 15 trường hợp (14.29%) bệnh phẩm mọc 2 loại vi khuẩn. Tỉ lệ nhạy kháng sinh, Staphylococus.aureus cao với Vancomycin (100%); Klebsiella pneumoniae cao nhất với Fosmicine (70.59%), Imipenem (64,71%); P.Aeruginose ở mức độ cao với Meropenem (50%); E.coli ở mức khá cao với cả Meropenem(75%), Imipenem(75%). Ngược lại tỉ lệ kháng kháng sinh của A. baumanii rất cao, cả Levofloxacin và Ciprofloxacin đều là 85.3%. Kết luận: Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy chủ yếu là Acinetobacter baumannii rồi đến Staphylococus.aureus, tuy nhiên Acinetobacter baumanii nhạy cảm thấp với các loại kháng sinh (Meropenem là 29,4%) trong khi Staphylococus aureus còn nhạy hoàn toàn với Vancomycin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi sinh, Kháng kháng sinh, viêm phổi liên quan thở máy
Tài liệu tham khảo
2. MelsenWG, RoversMM, GroenwoldRH, etal (2013), “Attributable mortalityof ventilator - associated pneumonia:ameta–analysis of individual patient datafrom randomised prevention studies”. LancetInfectDis.,13(8):665-71
3. Hà Sơn Bình(2015). Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Bệnh viện BạchMai.
4. Mehta RM, Niedermann MS (2003), “Nosocomial pneumonia in the intensive care unit: controversies and dilemmas”, J Inten Care Med ;18, pp.175
5. Nguyễn Thị Thanh Nga (2013), "Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy ở khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường đại học Dược Hà Nội.
6. Phu VD, Wertheim HFL, Larsson M, Nadjm B, DinhQ-D, NilssonLE,et al.(2016),“Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units”, PLoS ONE 11 (1):e0147544.doi:10.1371/journal.pone.0147544.
7. Bộ Y tế (2015), “Viêm phổi bệnh viện, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, NXB Y học, 93– 98.
8. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2012), “Tình hình viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai”, Nội khoa Việt Nam, số5,tháng 9/2012, tr.57 – 62