ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG TIM Ở BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Xuân Hương Nguyễn 1,, Thị Phượng Nguyễn 1, Thị Thu Huyền Nguyễn 1, Thái Sơn Đỗ 1, Hà Thành Bế 1, Thị Kim Dung Lê 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi hình thái và chức năng tim và mô tả một số yếu tố liên quan tới các biến đổi hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân Thaslassemia. Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca bệnh. Đối tượng: 26 bệnh nhân điều trị Thaslassemia tại trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2/2020 đến 2/2021. Kết quả:  Trên Xquang có 57,7% có bóng tim to; trên điện tâm đồ có 84,6% có nhịp tim nhanh; trên siêu âm tim có 53,8% trẻ có hở van 2 lá, 30,8% có suy tim, 26,9% trẻ có giảm co bóp cơ tim và 19,2% giãn thất trái. Nồng độ Ferritin huyết thanh tăng cao ≥ 2000ng/ml và thời gian mắc bệnh trên 5 năm là yếu tố nguy cơ mắc biến chứng tim trên bệnh nhân Thaslassemia. Kết luận: Biến đổi hình thái và chức năng tim trên bệnh nhân Thaslassemia chủ yếu là tim to, nhịp tim nhanh, hở van hai lá, suy tim, giảm  co bóp cơ tim và giãn thất trái. Có mối liên quan giữa nồng độ Ferritin huyết thanh và thời gian mắc bệnh với biến chứng tim trên bệnh nhân Thaslassemia.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hà, Hoàng Thị Huế (2017), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và diễn biến bệnh Thalassemia tại Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 21, số 4, trang 321-324.
2. Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Sáng, Vũ Văn Quang (2018), “Biến đổi tim mạch ở bệnh nhân Betha Thalassemia tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 466, tháng 5 số đặc biệt, tr 481-485.
3. Mã Phương Hạnh (2009), “ Đặc điểm bệnh nhân Thalassemia thể nặng có ứ sắt tại bệnh viện Nhi đồng I”, Tap chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 13 số 1, chuyên đề Nhi khoa, tr 167-173.
4. Borgana-Pignatti C, Rugoloto S, De Stefano P, et al (2004), “Survival and complications in patients with thalassemia major treated with transfusion and defeoxamine”, Haematologica, Page 1187-1193.
5. Cappellini MD., Cohen A., Androulala E. et al (2008). Guidelines for the clinical management of thalassemia. Thalassaemia International Federation, 2nd edition.
6.Nouri N, Naderi M, Rajaie S et al (2013). “Evaluation of cardiac function in patients with thalassemia intermedia. Iran J Ped Hematol Oncol”. 3(1): Page 193-199.
7. Sultan Aydın Köker, Gönül Oktay, Derya Duman et al (2019). “Assessment of cardiac functions in thalassemia patients with m-mode echocardiography ”. Cumhuriyet Medical Journal, Volume: 41, Number: 4, Page 739-742
8. Thalassemia Internation Federation annual report 2013.