PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG VANCOMYCIN TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG ĐIỀU TRỊ HỒI SỨC TÍCH CỰC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm sử dụng vancomycin trên bệnh nhân người lớn tại Khoa Hồi sức tích cực 2, Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả dựa trên dữ liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân người lớn điều trị nội trú tại khoa Hồi sức tích cực 2 trong giai đoạn tháng 01-09/2021. Kết quả nghiên cứu: Vancomycin chủ yếu được chỉ định điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh nhân Ngoại khoa, chỉ 18,4% bệnh phẩm phân lập được các vi khuẩn Gram (+). Có 31% bệnh nhân trong nghiên cứu được sử dụng liều nạp với mức liều nạp trung bình tương đối cao (40mg/kg). Liều duy trì ban đầu chủ yếu là 1g mỗi 12h, 1g mỗi 8h và chỉ có 2 trường hợp 1g mỗi 6h. 11,96% bệnh nhân ghi nhận có xuất hiện biến cố trên thận. Kết luận: Cần xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng vancomycin cũng như TDM vancomycin theo các khuyến cáo cập nhật trên thế giới để tối ưu chế độ liều, góp phần đảm bảo hiệu quả và hạn chế độc tính của thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vancomycin, hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, ngoại khoa, phân tích sử dụng thuốc
Tài liệu tham khảo
2. Hanberger H., Walther S., et al. (2011), "Increased mortality associated with methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) infection in the intensive care unit: results from the EPIC II study", Int J Antimicrob Agents, 38(4), pp. 331-5.
3. Bauer Larry A (2008), Applied Clinical Pharmacokinetics, The MC Graw Hill Company, 7th edtition, pp. 207-301
4. Katip W., Jaruratanasirikul S., et al. (2016), "The pharmacokinetics of vancomycin during the initial loading dose in patients with septic shock", Infect Drug Resist, 9, pp. 253-260.
5. Kim A. J., Lee J. Y., et al. (2016), "Comparison of the pharmacokinetics of vancomycin in neurosurgical and non-neurosurgical patients", Int J Antimicrob Agents, 48(4), pp. 381-7
6. Xiao Qile et al (2022), "Augmented Renal Clearance in Severe Infections—An Important Consideration in Vancomycin Dosing: A Narrative Review", Frontiers in Pharmacology, pp. 1-1
7. Lodise T. P., Drusano G. L., et al. (2011), "Penetration of vancomycin into epithelial lining fluid in healthy volunteers", Antimicrob Agents Chemother, 55(12), pp. 5507-11.
8. He J., Yang Z. T., et al. (2020), "A higher dose of vancomycin is needed in critically ill patients with augmented renal clearance", Transl Androl Urol, 9(5), pp. 2166-2171.
9. Heffernan A. J., Germano A., et al. (2019), "Vancomycin population pharmacokinetics for adult patients with sepsis or septic shock: are current dosing regimens sufficient?", Eur J Clin Pharmacology, 75(9), pp. 1219-1226.
10. Cruciani M., Gatti G., et al. (1996), "Penetration of vancomycin into human lung tissue", J Antimicrob Chemother, 38(5), pp. 865-9.