THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ LAO PHỔI MỚI AFB DƯƠNG TÍNH

Thị Bích Ngọc Vũ 1,, Khoa Diệu Vân Nguyễn 2
1 Bệnh viện 74 Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có lao phổi mới AFB (+) ở Bệnh viện 74 Trung ương, nhận xét kết quả điều trị lao phổi và một số yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu và tiến cứu mô tả 115 BN ĐTĐ týp 2 có lao phổi mới AFB (+) ở Bệnh viện 74 Trung ương từ 01/01/2020 đến 15/08 năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 87,8% và 12,2%; tuổi trung bình 58,5 ±12,3 (Min 38, Max 89), nhóm trên 50 tuổi (76,6%); bị bệnh từ 1 năm đến 5 năm (39,1%), ≥ 10 năm (7%);BMI trung bình 20,17 ± 3,01 (Min 13,3 Max 29,48), HbA1c trung bình 8,70 ± 2,8 (Min 4,63, Max 16,8), HbA1c đạt mục tiêu chiếm 49,6%; BN kiểm soát đạt 3 yếu tố HbA1c, HA, LDL-C (11,2%); chế độ ăn ĐTĐ, tuân thủ điều trị, luyện tập thể dục và cân nặng của BN có liên quan đến kiểm soát đường máu (p < 0,05); tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi (87,8%), tỷ lệ thất bại (12,2%); triệu chứng ho, khạc đờm và tức ngực sau 4 tháng của nhóm kiểm soát đường máu đạt giảm so với nhóm kiểm soát đường máu không đạt, (p < 0,001); nhóm kiểm soát đường máu đạt có tỷ lệ khỏi, tỷ lệ thay đổi tổn thương trên Xquang tốt sau 2 tháng, tỷ lệ âm hóa đờm nhiều hơn nhóm kiểm soát đường máu không đạt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu 49,6%, kiểm soát đạt 3 yếu tố HbA1c, HA, LDL-C (11,2%). Dùng thuốc đều, ăn chế độ ăn ĐTĐ, tập luyện thể dục hàng ngày và duy trì cân nặng bình thường giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Nhóm kiểm soát đường máu đạt có tỷ lệ khỏi, thay đổi tổn thương trên Xquang tốt sau 2 tháng, âm hóa đờm nhiều hơn nhóm kiểm soát đường máu không đạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 năm 2020, Quyết định 5481/QĐ-BYT.
2. Bộ Y tế - CTCLQG (2020), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao năm 2020, Quyết định 1314/QĐ-BYT .
3. Đã đến lúc Chấm dứt Bệnh Lao tại Việt Nam! Accessed September 25, 2021. https://www.who.int/vietnam/vi/news/commentaries/detail/it-s-time-to-end-tb-in-viet-nam
4. Đặng Văn Khoa, Hà Văn Sen (2018). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB (+) có đái tháo đường bằng phác đồ 2(E)SHRZ/4RHE tại Bệnh viện 74 Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 462, số 2, tháng 1/2018.
5. Phan Thanh Dũng và Cộng Sự (2012), Đặc Điểm Lao Phổi ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường. Kỷ Yếu HNKH Bệnh Viện An Giang.”
6. Trần Thị Lịch, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2019). Thực trạng kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 481, số 2 tháng 8/2019.
7. https://suckhoedoisong.vn/nguy-hiem-khi-benh-nhan-dai-thao-duong-mac-lao-phoi-169170089.htm
8. Huangfu P, Pearson F, Ugarte-Gil C, Critchley J. Diabetes and poor tuberculosis treatment outcomes: issues and implications in data interpretation and analysis. Int J Tuberc Lung Dis. 2017;21(12):1214-1219. doi:10.5588/ijtld.17.0211.