TỔNG QUAN HỆ THỐNG HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NANG RĂNG SỪNG HÓA

Tiến Đạt Bùi 1,, Ngọc Tuyến Lê 2, Thị Hải Vân Hoàng 3, Huy Hoàng Phan 1, Thị Thanh Tâm Đỗ 4
1 Trường đại học y Hà Nội
2 Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
3 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội
4 Đại học y dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nang răng sừng hóa bằng phương pháp cắt nang mài xương và cắt nang nạo hóa học theo phương pháp tổng quan hệ thống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp dữ liệu tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật của phương pháp cắt nang mài xương và cắt nang nạo hóa học từ các bài báo, luận văn, luận án trên trang cơ sở dữ liệu Pubmed, EBSCOhost Research Databases, ScienceDirect, thư viện trường Đại Học Y Hà Nội dạng tiếng Anh, tiếng Việt. Kết quả: Nghiên cứu được lấy từ 3 cơ sở dữ liệu chính (Pubmed, Science direct, Cochrane..) thu được tổng cộng 331 nghiên cứu (Pubmed: 191, Science direct: 129,  Cochrane: 9, văn bản khác: 2), Sau khi loại bỏ các nghiên cứu trùng lặp (13 nghiên cứu), chúng tôi đã sàng lọc được 321 nghiên cứu.  Tiến hành đánh giá tiêu đề, tóm tắt nhằm loại bỏ 276 nghiên cứu không phù hợp. 45 nghiên cứu được xem xét toàn văn dựa trên các tiêu chí đưa vào. Tổng cộng 25 nghiên cứu không phù hợp bị loại bỏ bao gồm 9 nghiên cứu tổng quan, 4 nghiên cứu gồm các ca NBCCS không tách biệt, 6 nghiên cứu không đủ thời gian theo dõi, 3 nghiên cứu số ca nhỏ hơn 10, một nghiên cứu không rõ tỷ lệ tái phát và 2 nghiên cứu không sử dụng phương pháp được chọn. 20 nghiên cứu đủ tiêu chuẩn được đưa vào để phân tích gộp với 591 tổn thương nang răng sừng hoá (PO: 122, CS: 511). Kết quả phân tích gộp cho thấy tỉ lệ tái phát sau điều trị của phương pháp cắt nang mài xương trong phân tích gộp của 8 nghiên cứu là 20% (KTC 95%: 10-31), của phương pháp cắt nang nạo hoá học bằng dung dịch Carnoy sau điều trị nang răng sừng hoá là 6% (KTC 95%: 1,0-12,0). Kết luận: Từ kết quả phân tích gộp cho thấy tỉ lệ gộp tái phát của phương pháp nạo hóa học bằng dung dịch Carnoy cho tỉ lệ tái phát thấp hơn, là phương pháp nên được sử dụng để tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Woo V l., Chi AC, Neville BW. 10 - Odontogenic Cysts and Tumors. In: Gnepp DR, Bishop JA, eds. Gnepp’s Diagnostic Surgical Pathology of the Head and Neck (Third Edition). Elsevier; 2021:827-880. doi:10.1016/B978-0-323-53114-6.00010-9
2. Chrcanovic BR, Gomez RS. Recurrence probability for keratocystic odontogenic tumors: An analysis of 6427 cases. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery. 2017;45(2):244-251. doi:10.1016/j.jcms.2016.11.010
3. Al-Moraissi EA, Dahan AA, Alwadeai MS, et al. What surgical treatment has the lowest recurrence rate following the management of keratocystic odontogenic tumor?: A large systematic review and meta-analysis. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery. 2017;45(1):131-144. doi:10.1016/j.jcms.2016.10.013
4. Lebedev VV, Butsan SB. The Use of Carnoy’s Solution and Its Modifications for Reducing the Number of Recurrences after Surgical Removal of Keratocystic Odontogenic Tumors and Ameloblastomas: A Systematic Review. Moscow Univ BiolSci Bull. 2019;74(2):108-116. doi:10.3103/S0096392519020068
5. Williams TP, Connor FA. Surgical management of the odontogenic keratocyst: Aggressive approach. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 1994;52(9):964-966. doi:10.1016/S0278-2391(10)80081-3
6. Güler N, Sençift K, Demirkol O. Conservative management of keratocystic odontogenic tumors of jaws. ScientificWorldJournal. 2012;2012:680397. doi:10.1100/2012/680397
7. Borges LBO, Almeida RS, Silva RAD, Sato FRL. Retrospective study of therapeutic approaches, recurrence and prevalence of cases of odontogenic keratocysts at a general hospital. Advances in Oral and Maxillofacial Surgery. 2021;2:100047. doi:https://doi.org/10.1016/j.adoms.2021.100047