NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU VỚI MICROALBUMIN NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Thị Minh Phượng Bùi 1,, Thế Điệp Nguyễn 1, Như Quỳnh Trần 1, Thị Thúy Diệu Hoàng 1
1 Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét mối liên quan  chỉ số microalbumin nước tiểu với chỉ số hóa sinh máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ II. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 210 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Kết quả: tỷ lệ BN có microalbumin niệu (MAU) (+) 18,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng thận với các mức độ kiểm soát HbA1c, Glucose (p < 0,05). Thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài, không tuân thủ điều trị tỷ lệ xuất hiện biến chứng thận càng tăng. Kết luận: tỷ lệ BN ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình có biến chứng thận 18,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến chứng thận với mức độ kiểm soát HbA1c, Glucose.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước và cộng sự (2003), "Dịch tễ học bệnh ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn", Bộ Y tế, Bệnh viện nội tiết, Nhà xuất bản y học
2. Bệnh viện Bạch Mai (2009), “ Vai trò của Microalbumin niệu với bệnh lý tim mạch và bệnh thận mạn tính”, Tạp chí Y học lâm sàng.
3. Hồ Hữu Hóa (2009), Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm MAU ở BN đái tháo dường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên.
4. Võ Xuân Sang, Trương Quang Bình (2010), Khảo sát MAU ở BN ĐTĐ typ 2, Tạp chí nghiên cứu y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 1/2010.
5. Miller WG, Bruns DE, Hortin GL, Sandberg S, Aakre KM, McQueen MJ, et al (2009), National Kidney Disease Education Program -IFCC Working Group on Standardization of Albumin in Urine. Current issues in measurement and reporting of urinary albumin excretion. Clin Chem 2009; 55: 24-38.
6. Rodriguez-Thompson D, Lieberman ES (2001). Use of a random urinary protein to creatinine ratio for the diagnosis of significant proteinuria during pregnancy. Am J Obstet Gynecol. 2001; 85(4): 808-811.