TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN PHÁC ĐỒ ETOPOSIDE-CISPLATIN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI THẦN KINH NỘI TIẾT TẾ BÀO LỚN GIAI ĐOẠN MUỘN

Hùng Kiên Đỗ 1,, Thị Hậu Trần 1
1 Bệnh Viện K, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của điều trị phác đồ Cisplatin-etoposide bệnh nhân ung thư phổi thần kinh nội tiết tế bào lớn giai đoạn tái phát, di căn tại Bệnh Viện K từ tháng 1/2018 đến 10/2021. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 33 bệnh nhân ung thư phổi thần kinh nội tiết tế bào lớn giai đoạn tái phát, di căn được điều trị hóa chất bước một phác đồ Cisplatin – Etoposide tại Bệnh Viện K từ tháng 1/2018 đến 10/2021. Kết quả: Độc tính trên hệ huyết học thường gặp là hạ bạch cầu và hạ bạch cầu hạt, trong đó chủ yếu độ 1-2. Các độc tính của phác đồ hay gặp nhất là hạ bạch cầu với tỷ lệ 72,7% tất cả các mức độ, trong đó độ 3-4 gặp 33,3%, hạ bạch cầu hạt độ III, IV chiếm 30,3%. Hạ huyết sắc tố gặp ở 51,5% bệnh nhân với tỷ lệ độ 3-4 chỉ gặp 15,1%. Hạ tiểu cầu độ 3-4 chỉ gặp 15,1%. Tỷ lệ gặp độc tính độ 3-4 ngoài hệ tạo huyết trong nghiên cứu của chúng tôi thấp. Suy thận độ 3-4 gặp 3 trường hợp, và không kéo dài. Nôn, buồn nôn thường gặp. Ghi nhận 2 trường hợp có độc tính thần kinh độ 3. Nguyên nhân gián đoạn điều trị hay gặp nhất là hạ bạch cầu hạt, gặp tỷ lệ 66,7%. Các nguyên nhân khác ít gặp hơn như nôn nhiều, viêm phổi, tăng men gan, tăng creatinine. Kết luận: Phác đồ Cisplatin- etoposide điều trị bệnh nhân ung thư phổi thần kinh nội tiết tế bào lớn giai đoạn tái phát di căn thường gặp hạ bạch cầu, hạ bạch cầu hạt với tỷ lệ độ 3-4 trên 30%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fasano M, Della Corte CM và cộng sự. Pulmonary large-cell neuroendocrine carcinoma: from epidemiology to therapy. J Thorac Oncol. 2015;10:1133–4.
2. Travis WD, Linnoila RI và cộng sự. Neuroendocrine tumors of the lung with proposed criteria for large-cell neuroendocrine carcinoma. An ultrastructural, immunohistochemical, and flow cytometric study of 35 cases. Am J Surg Pathol. 1991;15:529–53.
3. Travis WD, Rush W và cộng sự. Survival analysis of 200 pulmonary neuroendocrine tumors with clarification of criteria for atypical carcinoid and its separation from typical carcinoid. Am J Surg Pathol. 1998;22:934–44.
4. Lara PN, Jr, Natale R và cộng sự. Phase III trial of irinotecan/cisplatin compared with etoposide/ cisplatin in extensive-stage small-cell lung cancer: clinical and pharmacogenomic results from SWOG S0124. J Clin Oncol. 2009;27:2530–5..
5. Yamazaki S, Sekine I và cộng sự. Clinical responses of large cell neuroendocrine carcinoma of the lung to cisplatin-based chemotherapy. Lung Cancer. 2005;49:217–23.
6. Le Treut J, Sault MC và cộng sự. Multicentre phase II study of cisplatin-etoposide chemotherapy for advanced large-cell neuroendocrine lung carcinoma: the GFPC 0302 study. Ann Oncol. 2013;24:1548–52
7. Niho S, Kenmotsu H, Sekine I, et al. Combination chemotherapy with irinotecan and cisplatin for large-cell neuroendocrine carcinoma of the lung: a multicenter phase II study. J Thorac Oncol. 2013;8:980–4.
8. D V Skarlos, E Samantas, P Kosmidis et al. Randomized comparison of etoposide-cisplatin vs. etoposide-carboplatin and irradiation in small-cell lung cancer. A Hellenic Co-operative Oncology Group study. Ann Oncol. 1994 Sep;5(7):601-7. doi: 10.1093/oxfordjournals.annonc.a058931.
9. Jiang, S., Huang, L., Zhen, H. et al. Carboplatin versus cisplatin in combination with etoposide in the first-line treatment of small cell lung cancer: a pooled analysis. BMC Cancer 21, 1308 (2021). https://doi.org/10.1186/s12885-021-09034-6