KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CÁC CHỦNG ESCHERICHIA COLI MANG GEN SINH ĐỘC TỐ GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Thị Ái Vy Lê 1, Huỳnh Đức Vương 2, Thị Thanh Thảo Đặng 2, Thiên Phú Trương 3,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt
3 Khoa Vi sinh, Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Escherichia coli (E. coli) là một trong những tác nhân quan trọng gây tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên với phương pháp nuôi cấy thông thường thì không thể phân biệt được E. coli gây bệnh hay E. coli thường trú. Chính vì vậy, multiplex real-time PCR xác định E. coli mang gen sinh độc tố rất quan trọng trong việc điều tra căn nguyên bệnh. Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ và tính đề kháng kháng sinh của những chủng E. coli mang gen sinh độc tố gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các chủng  Escherichia coli mang gen sinh độc tố bao gồm EAEC, ETEC, EPEC, EHEC, E. coli O157 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. Khảo sát tính đề kháng kháng sinh, sự sinh men ESBL, đa kháng kháng sinh (MDR) của các chủng  Escherichia coli mang gen sinh độc tố. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát trên 81 chủng Escherichia coli phân lập từ mẫu phân trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. Sử dụng kỹ thuật multiplex real-time PCR để định danh  các chủng E. coli mang gen sinh độc tố và kỹ thuật khuếch tán trên thạch để xác định tính đề kháng kháng sinh, sự sinh men ESBL, đa kháng kháng sinh (MDR) của các chủng E. coli mang gen sinh độc tố. Kết quả: Trong 81 chủng E. coli, phân lập được 9 chủng (11,1% ) E. coli mang gen sinh độc tố, trong đó EAEC chiếm tỷ lệ cao nhất (4 chủng; 4,9%), tiếp đến nhóm EPEC (2 chủng; 2,5%) và EHEC (2 chủng; 2,5%), ETEC (1 chủng; 1,2%). Không có trường hợp nào nhiễm E. coli O157 hay đồng nhiễm 2 nhóm trở lên. Trong số 9 chủng E. coli mang gen sinh độc tố có 4 chủng sinh ESBL (44,4%), 7 chủng là chủng đa kháng thuốc (77,8%). Tỷ lệ đề kháng Trimethoprim-Sulphamethoxazole (SXT) cao nhất (88,9%), tỷ lệ đề kháng với các Cephalosporin cũng khá cao chiếm 77,8%, trong khi đó 100% các chủng nhạy cảm với Amikacin, Imipenem và Meropenem. Kết luận:Multiplex Real-time PCR xác định E. coli mang gen sinh độc tố gây tiêu chảy giúp phân biệt với E. coli thường trú từ đó lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thùy Dương. Escherichia coli gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tạp chí y học dự phòng; 2018.
2. Hoàng Thị Bích Ngọc. Xác định sự phân bố và một số đặc điểm sinh học phân tử các nhóm Escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Y học. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương; 2017.
3. Geoffrey Davidson GB, Dorsey Bass, Mitchell Cohen, Alessio Fasano,, Olivier Fontaine aSG. Infectious Diarrhea in Children: Working Group Report of the First World Congress of Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition. 2002;35doi: 10.1097/ 01.MPG.0000027003.95204.D7
4. Canizalez-Roman A, Flores-Villasenor HM, Gonzalez-Nunez E, et al. Surveillance of Diarrheagenic Escherichia coli Strains Isolated from Diarrhea Cases from Children, Adults and Elderly at Northwest of Mexico. Front Microbiol. 2016;7:1924. doi:10.3389/fmicb.2016.01924
5. Hien BT, Scheutz F, Cam PD, et al. Diarrheagenic Escherichia coli and Shigella strains isolated from children in a hospital case-control study in Hanoi, Vietnam. J Clin Microbiol. Mar 2008;46(3):996-1004. doi:10.1128/JCM.01219-07
6. Abbasi E, Mondanizadeh M, van Belkum A, Ghaznavi-Rad E. Multi-Drug-Resistant Diarrheagenic Escherichia coli Pathotypes in Pediatric Patients with Gastroenteritis from Central Iran. Infect Drug Resist. 2020;13:1387-1396. doi:10.2147/IDR.S247732
7. Chen Y, Chen X, Zheng S, et al. Serotypes, genotypes and antimicrobial resistance patterns of human diarrhoeagenic Escherichia coli isolates circulating in southeastern China. Clin Microbiol Infect. Jan 2014;20(1):52-8. doi:10.1111/1469-0691.12188
8. Chiyangi H, Muma JB, Malama S, et al. Identification and antimicrobial resistance patterns of bacterial enteropathogens from children aged 0-59 months at the University Teaching Hospital, Lusaka, Zambia: a prospective cross sectional study. BMC Infect Dis. Feb 2 2017;17(1):117. doi:10.1186/s12879-017-2232-0
9. Ali MM, Mohamed ZK, Klena JD, Ahmed SF, Moussa TA, Ghenghesh KS. Molecular characterization of diarrheagenic Escherichia coli from Libya. Am J Trop Med Hyg. May 2012; 86(5):866-71. doi:10.4269/ajtmh.2012.11-0330
10. Rasha M. M. Khairy ZAF, Doaa Mohamed Mahrous, Ebtisam S. Mohamed and, Abdelrahim SS. Prevalence, phylogeny, and antimicrobial resistance of Escherichia coli pathotypes isolated from children less than 5 years old with community acquired- diarrhea in Upper Egypt. BMC Infectious Diseases. 2020