YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG THÀNH CÔNG CỦA THỞ OXY LÀM ẨM DÒNG CAO QUA CANUYN MŨI (HHFNC) TRÊN BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Thanh Lê Trần 1, Ngọc Sơn Đỗ 2,, Quốc Chính Lương 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố tiên lượng thành công của kỹ thuật thở oxy làm ẩm dòng cao qua canuyn mũi (HHFNC) trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau trên 32 bệnh nhân đợt cấp COPD sử dụng kỹ thuật HHFNC. Kết quả: Tỷ lệ thành công với kỹ thuật HHFNC là 65,6%. Ở nhóm thành công, thông số lâm sàng (tần số tim, nhịp thở, SpO2, huyết áp) và thông số khí máu (pH, PaO2, PaO2/FiO2) cải thiện dần qua các thời điểm (p<0,001); Ở nhóm thất bại pH giảm và PaCO2 tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các thông số máy thở (Flow, FiO2) giảm ở nhóm thành công, tăng ở nhóm thất bại qua các thời điểm (p<0,001; p<0,05). PaCO2 với điểm cắt ≥62 mmHg (diện tích dưới đường cong ROC, AUC=0,8247), chỉ số HACOR với điểm cắt ≥4 (AUC=0,8636), Chỉ số ROX với điểm cắt ≥ 7,98 (AUC=0,8030), cho độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính cao. Kết luận: Các thông số như PaCO2, chỉ số HACOR, chỉ số ROX tại thời điểm bắt đầu tiến hành thở HHFNC là những yếu tố tiên lượng thành công khi thông khí nhân tạo không xâm nhập cho bệnh nhân  đợt cấp COPD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Soriano J.B., Abajobir A.A., Abate K.H., et al. (2017). Global, regional, and national deaths, prevalence, disability-adjusted life years, and years lived with disability for chronic obstructive pulmonary disease and asthma, 1990–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015. Lancet Respir Med, 5(9), 691–706.
2. Duan J., Zeng J., Deng P., et al. (2021). High-Flow Nasal Cannula for COVID-19 Patients: A Multicenter Retrospective Study in China. Front Mol Biosci, 8, 639100.
3. Goh K.J., Chai H.Z., Ong T.H., et al. (2020). Early prediction of high flow nasal cannula therapy outcomes using a modified ROX index incorporating heart rate. J Intensive Care, 8, 41.
4. Lun C.-T., Leung C.-K., Shum H.-P., et al. (2022). Predictive factors for high-flow nasal cannula failure in acute hypoxemic respiratory failure in an intensive care unit. Lung India Off Organ Indian Chest Soc, 39(1), 5–11.
5. Kansal A., Dhanvijay S., Li A., et al. (2021). Predictors and outcomes of high-flow nasal cannula failure following extubation: A multicentre observational study. Ann Acad Med Singapore, 50(6), 467–473.
6. Phan Thị Lan Hương (2020), Áp dụng bảng điểm Hacor để dự đoán kết quả thành công của thở máy không xâm nhập trong suy hô hấp cấp, Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Duan J., Wang S., Liu P., et al. (2019). Early prediction of noninvasive ventilation failure in COPD patients: derivation, internal validation, and external validation of a simple risk score. Ann Intensive Care, 9(1), 108.
8. Roca O., Caralt B., Messika J., et al. (2019). An Index Combining Respiratory Rate and Oxygenation to Predict Outcome of Nasal High-Flow Therapy. Am J Respir Crit Care Med, 199(11), 1368–1376.