LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH

Thị Hằng Lê 1, Thị Phương Thủy Nguyễn 2,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 94 phụ nữ mãn kinh đến khám tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân được đo mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng máy đo DEXA. Bệnh nhân được xếp loại mật độ xương dựa vào chỉ số T-score: T ≤ -2,5 SD là loãng xương; T>-2,5 SD là không loãng xương, gồm nhóm bình thường (T>-1 SD) và giảm mật độ xương (-1SD ≥ T > -2,5 SD). Kết quả: Tỉ lệ loãng xương cổ xương đùi là 23,4%, loãng xương cột sống thắt lưng là 52,1% và 55,3% số bệnh nhân có loãng xương ít nhất một trong hai vị trí. Các yếu tố liên quan tới nguy cơ loãng xương cao hơn bao gồm: độ tuổi từ 60 trở lên, mãn kinh trên 10 năm, sinh nhiều hơn 2 con, hoạt động thể lực dưới 4 giờ mỗi tuần, rối loạn lipid máu và có bệnh khác. Kết luận: Hầu hết phụ nữ sau mãn kinh tới khám tại Khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa bị loãng xương hoặc giảm mật độ xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2018), Bệnh học nội khoa - Loãng xương, Nhà xuất bản Y học.
2. Nader Salari, Hooman Ghasemi, Loghman Mohammadi và các cộng sự. (2021), "The global prevalence of osteoporosis in the world: a comprehensive systematic review and meta-analysis", Journal of Orthopaedic Surgery and Research, 16(1), tr. 609.
3. Nguyễn Văn Tuấn (2019), "Loãng xương thầm lặng nguy hiểm ở Việt Nam chỉ có 1%-5% bệnh nhân loãng xương được điều trị".
4. Vũ Phương Dung (2021), Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, Chuyên ngành Nội - Lão khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. M. M. Pinheiro, E. T. Reis Neto, F. S. Machado và các cộng sự. (2010), "Risk factors for osteoporotic fractures and low bone density in pre and postmenopausal women", Rev Saude Publica, 44(3), tr. 479-85.
6. Hoàng Văn Dũng (2017), Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và Canxi tại cộng đồng, Học viện Quân Y.
7. D. Feskanich, W. Willett và G. Colditz (2002), "Walking and leisure-time activity and risk of hip fracture in postmenopausal women", Jama, 288(18), tr. 2300-6.