MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KÍCH ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHOẺ TÂM THẦN QUỐC GIA

Xuân Trung Nguyễn 1,, Thị Hà An Trần 2, Văn Tuấn Nguyễn 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kích động là một biểu hiện thường gặp ở người bệnh tâm thần phân liệt. Việc đánh giá sớm và chính xác tình trạng kích động tâm thần là cần thiết để đảm bảo các chuyên gia y tế can thiệp kịp thời giúp cải thiện tình trạng của người bệnh, bảo vệ nhân viên y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 91 người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại viện Sức khoẻ Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2021 đến tháng 05/2022. Kết quả: 52,7% người bệnh tiếp tục học sau tốt nghiệp trung học phổ thông. người bệnh chưa kết hôn chiếm 59,3%. Tuổi khởi phát trung bình là 25,56 ± 8,34; thấp nhất là 15 tuổi. Người bệnh trong tiền sử có hành vi gây gấn bạo lực có nguy cơ kích động cao gấp 26,54 lần, tiền sử lạm dụng chất tác động tâm thần có nguy cơ kích động gấp 3,67 lần. Người bệnh không tự nguyện nhập viện có nguy cơ kích động gấp 53,18 lần so với người bệnh tự nguyện nhập viện. Người bệnh có ảo thanh ra lệnh và ảo thanh xui khiến có nguy cơ kích động gấp 11,21 và 2,79 lần so với người bệnh không có loại ảo giác này. Kết luận: Không tìm thấy mối liên quan giữa sự xuất hiện kích động với các yếu tố tuổi, giới, sự tuân thủ thuốc, hoang tưởng bị theo dõi, bị hại. Có mối liên quan giữa sự xuất hiện kích động với tiền sử có hành vi gây hấn, bạo lực, tiền sử lạm dụng chất tác động tâm thần, hình thức nhập viện cưỡng bức, ảo thanh xui khiến, ảo thanh ra lệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Tiến Đức. Tâm thần phân liệt, Giáo trình bệnh học Tâm thần, NXB Quân đội nhân dân, 2016, 234-273.
2. Pompili M, Ducci G, Galluzzo A, Rosso G, Palumbo C, De Berardis D. The Management of Psychomotor Agitation Associated with Schizophrenia or Bipolar Disorder: A Brief Review. Int J Environ Res Public Health. 2021;18(8):4368. doi:10.3390/ijerph18084368.
3. Zeller SL, Rhoades RW. Systematic reviews of assessment measures and pharmacologic treatments for agitation. Clin Ther. 2010;32(3): 403-425. doi:10.1016/j.clinthera.2010.03.006.
4. Đinh Việt Hùng. “Đặc điểm rối loạn chú ý, trí nhớ và nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid”, tạp chí y học Việt Nam, tập 504 – tháng 7 - số 2 - 2021, 16-20.
5. Bùi Phương Thảo. “Nghiên cứu biến đổi nồng độ Dopamin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị bằng thuốc an thần kinh và sốc điện”, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y, 2021.
6. Mi W, Zhang S, Liu Q, et al. “Prevalence and risk factors of agitation in newly hospitalized schizophrenia patients in China: An observational survey”. Psychiatry Res. 2017;253:401-406. doi:10.1016/j.psychres.2017.02.065.
7. Nguyễn Quang Ngọc Linh. “Đặc điểm lâm sàng rối loạn hành vi ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội, 2018.
8. Araya T, Ebnemelek E, Getachew R. “Prevalence and Associated Factors of Aggressive Behavior among Patients with Schizophrenia at Ayder Comprehensive Specialized Hospital, Ethiopia”. BioMed Res Int. 2020;2020:7571939. doi:10.1155/2020/7571939.