ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẮC RUỘT SAU MỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: NC hồi cứu trên 30 bệnh nhân có tiền sử mổ ung thư đường tiêu hóa được phẫu thuật tắc ruột sau mổ. Mô tả những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân có tiền sử đã mổ ung thư đường tiêu hóa (ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng được phẫu thuật điều trị tắc ruột sau mổ (TRSM) tại BV K. Thời gian: 1/2018-12/2018. Kết quả nghiên cứu: Có 30 BN, nam chiếm 76,7%, nữ 23,3%, tuổi TB: 56,0, - Tiền sử: 66,7% mổ bụng 1 lần, 33,3% mổ bụng từ 2 lần trở lên, 66,6% có TS mổ ung thư Đại-trực tràng, 30,0% ung thư dạ dày, 3,4% ung thư thực quản. - Đau bụng cơn 100%, nôn: 86,6%, bí trung tiện 90,0%. Quai ruột nổi 80,0%, rắn bò 36,6%, bụng chướng 90,0%. XQ bụng có mức nước hơi 100% (90% có mức nước hơi ruột non), 96,7% chụp CLVT (93,1% quai ruột giãn, 5 BN có U,1 BN xoắn ruột). - Kết quả chẩn đoán và PT: TRSM do dính 23,5%,do dây chằng 33,3%, do xoắn ruột 16,6%,do ung thư tái phát 16,6%, do bã thức ăn 10,0%. - Không có bệnh nhân TV. - 1 BN rò tiêu hóa điều trị nội, 5 BN nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: - Tắc ruột sau mổ ở BN có TS phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao là ung thư đại trực tràng 66,6% (chiếm 20% là PT kiểu Harmann), ung thư dạ dày 30,0%. - Tắc ruột do dính và dây chằng và xoắn ruột chiếm tỷ lệ cao: 22/30 BN (73,3%), tăc ruột do bã thức ăn 10,0%, do ung thư tái phát 16,7%. - 100% là mổ mở, không có BN tử vong, 1 BN rò tiêu hóa điều trị nội khoa. Phẫu thuật nội noi (PTNS) gỡ dính, tháo xoắn, cắt dây chằng có thể thực hiện trong 50,0% số bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Hải, Lê Huy Lưu,Nguyễn Hồng Sơn (2008):”Hiệu quả của phẫu thuật nội soi trông điều trị tắc ruột sau mổ”.Y học TP.Hồ Chí Minh,12(1),tr.154-160.
3. Đặng Ngọc Hùng (2018): Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ, Luận án tiến sỹ Y học, Huế 2018.
4. Catena. F (2011): Bologna Guidelines for Diagnosis and Management of adhesive small bowel obstruction(ASBO):2010 Evidece-Based Guidelines of the World Society of Emergency Surgery,World J Emerg Surg,6(5),pp 1749-9992..
5. Cox.M.R., (1993), THe safety and duration of non operative treatment for adhesive small bowel obstruction,Aust N Z J Surg,63(5),pp.367-371.10.
6. Maglinte D.D, Kelvin. F.M., Kelvin. F.M., Sandrasegaran K., et al (2005) Radiology of small bowel obstruction:Comtemporary approach and controversies.Abdom Imaging, 30(2), pp 160-178.12.
7. Miller.G., Boman.J., Shrier.., et al (2000), Natural history of patients with adhesive small bowel obstruction,Br J Surg,87(9),pp.1240-1247.
8. Ogata M., Mateer , J., Con Don. R.E (1996), Prospective evaluation of abdominal sonogaphy for the diagnosis of bowel obstruction, Ann Surg,223(3), pp.237-241
9. Hayakawa. K., Tanikake (2013): CT findings of small bowel strangulation: the importance of constrast enhancement, Emergency Radiology, 20(1),pp.3-9.
10. Wang, Q.C (2012), Utinity of CT in the diagnosis and management of small bowel abstruction in children,Pdiatric Radiology, 42(12), pp.1441-1448.