NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHI MẮC BỆNH TIM BẨM SINH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2021

Minh An Nguyễn 1,, Thị Lệ Thủy Nguyễn 1
1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 105 bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi thường gặp nhất trong nghiên cứu là < 6 tháng tuổi (chiếm 42,9%); Tỷ lệ bệnh nhân Nam là 48,6% và Nữ là 51,4%.; Chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh: Thông liên nhĩ 5,7%, thông liên thất 45,7%, còn ống động mạch chủ 12,4%, Hẹp động mạch phổi 7,6%, tứ chứng Fallot 17,1%, phối hợp nhiều dị tật 11,4%; Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi: Bình thường 45,7%, suy dinh dưỡng 54,3%; Phân loại tình trạng suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng cấp chiếm 15,2%, suy dinh dưỡng mạn 22,9% và suy dinh dưỡng mạn tiến triển chiếm 16,2%. Phân mức độ duy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng nhẹ 26,7%, suy dinh dưỡng trung bình 17,1% suy dinh dưỡng nặng 10,5 %. Kết luận: Nghiên cứu 105 bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 54,3%, trong đó, suy dinh dưỡng cấp chiếm 15,2%, suy dinh dưỡng mạn 22,9% và suy dinh dưỡng mạn tiến triển chiếm 16,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Quốc Hưng, Triệu Thị Huyền Trang (2018). Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân nhi tim bẩm sinh tại Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng Ngực bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí Ngoại khoa, 6.Vũ Văn Quý (2019), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi trung ương”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
2. Hoàng Thị Tín, Lê Nguyễn Thanh Nhàn (2014), “Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh trước và sau phẫu thuật chỉnh tim”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 4.
3. Doãn Thị Thu (2017), “Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bị tim bẩm sinh”, Luận văn thạc sỹ - Bác sỹ nội trú, Trường đại học Y dược Huế.
4. Hassan B.A., Albanna E.A., Morsy S.M. et al (2015), “Nutritional Status in Children with Un-Operated Congenital Heart Disease: An Egyptian Center Experience”, Front Pediatr, 3(53), pp. 1-5.
5. Leitch C. A (2000), “Growth, nutrition and energy expenditure in pediatric heart failure”, 11(3), 195 – 202.
6. Ratanachu-Ek S., Pongdara A. (2011), “Nutritional Status of Pediatric Patients with Congenital Heart Disease”: Pre- and Post Cardiac Surgery, J Med Assoc Thai, 94(3), pp. 133-137.