ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN MẮC BỆNH LÝ TIM MẠCH BẰNG THANG ĐIỂM PADUA

Ngọc Thạnh Trịnh 1,2, Văn Sỹ Hoàng 1,2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) là bệnh lý thường gặp, gây tỉ lệ bệnh tật và tử vong cao, đặc biệt ở những bệnh nhân nằm viện và có nhiều bệnh nền. Do đó đánh giá nguy cơ TTHKTM và sử dụng các biện pháp dự phòng hợp lí đóng vai trò quan trọng trên thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ TTHKTM ở bệnh nhân nhập viện mắc bệnh lý tim mạch bằng thang điểm Padua. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, khảo sát bệnh nhân nằm tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả nghiên cứu: Từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022 có 404 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Trong đó nữ giới có 206 bệnh nhân (chiếm 51%). Tuổi trung bình là 58,2 ± 18,5 năm. Có 56,7% bệnh nhân có nguy cơ TTHKTM cao (Padua ≥ 4 điểm). Các yếu tố xuất hiện phổ biến trong thang điểm Padua lần lượt là: Bất động (58,9%), suy tim hoặc suy hô hấp (51,2%), nhiễm trùng cấp (47%), tuổi ≥ 70 (30%), nhồi máu cơ tim cấp (10,6%). Nhóm bệnh nhân suy tim EF giảm có nguy cơ TTHKTM theo thang điểm Padua cao hơn so với nhóm suy tim EF giảm nhẹ và bảo tồn (p = 0,003). Trong nhóm bệnh nhân nguy cơ TTHKTM cao có 76,9% nguy cơ xuất huyết cao (IMPROVE > 7 điểm) hoặc có chống chỉ định với thuốc kháng đông. Kết luận: Trên bệnh nhân nhập viện có bệnh lý tim mạch, tỉ lệ lớn có nguy cơ TTHKTM cao theo thang điểm Padua. Tuy nhiên, phần nhiều bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao hoặc chống chỉ định với  thuốc kháng đông gây khó khăn trong dự phòng TTHKTM nội viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. E Hosseini, et al. (2019), Appropriateness of the venous thromboembolism protocol in critically ill medical patients: A cross-sectional study in a resource-limited setting, Netherlands Journal of Critical Care.
2. L. E Flinterman, et al (2012), Long-term survival in a large cohort of patients with venous thrombosis: incidence and predictors, PLoS Med. 2012 Jan; 9(1):e1001155.
3. B. K. Pathak, et al (2021), Venous Thromboembolism Prophylaxis in Medical Intensive Care Unit: An Audit, Journal of Clinical and Diagnostic Research 15 (1)
4. D. C. Hostler, et al. (2016), Validation of the International Medical Prevention Registry on Venous Thromboembolism Bleeding Risk Score. Chest, 149 (2), 372-9.
5. M. G. Beckman, et al. (2010), Venous thromboembolism: a public health concern. Am J Prev Med, 38 (4 Suppl), S495-501.
6. S. Barbar, et al. (2010), A risk assessment model for the identification of hospitalized medical patients at risk for venous thromboembolism: the Padua Prediction Score. J Thromb Haemost, 8 (11), 2450-7.
7. O. Lavon, et al. (2022), Evaluation of the Padua Prediction Score ability to predict venous thromboembolism in Israeli non-surgical hospitalized patients using electronic medical records. Scientific Reports, 12 (1), 6121.
8. Keren Mahlab-Guri, et al. (2020), Venous thromboembolism prophylaxis in patients hospitalized in medical wards: A real life experience. 99 (7), e19127.