NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa giãn tĩnh mạch dạ dày và nhận xét kết quả xử trí cấp cứu xuất huyết tiêu hóa vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch dạ dày điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2021 tới tháng 8/2022. Kết quả: 101 bệnh nhân, nam giới chiếm 96%, độ tuổi trung bình 55,03±11,98 tuổi. Mức độ xơ gan Child - pugh A 14,9%, Child - pugh B chiếm 48,5%, Child - pugh C chiếm 36,6%. Mức độ mất máu nhẹ chiếm 12,9%, mức độ vừa chiếm 64,4%, nặng chiếm 22,8%. Kiểm soát được nguồn chảy máu thành công chiếm 95,1%, bệnh nhân ra viện chiếm: 73,3%, nặng xin về chiếm 16,8%, chuyển tuyến chiếm: 9,9%. Có 80 bệnh nhân truyền hồng cầu khối, 20 bệnh nhân truyền tiểu cầu và 31 bệnh nhân truyền huyết tương tươi. Kết luận: chẩn đoán sớm và can thiệp sớm nguồn chảy máu và điều trị các biến chứng khác của xơ gan như là hội chứng não gan, gan thận. Phối hợp đa chuyên khoa điều trị mang lại hiệu quả cao trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tinh mạch dạ dày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày.
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Nam (2011), Đánh giá kết quả điều trị, tác dụng phụ của Telipressin liều thấp trong xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
3. Đặng Quang Nam và Vũ Trường Khanh (last) (2014), Đánh giá kết quả tiêm Histoacryl trong điều trị giãn tĩnh mạch phình vị ở bệnh nhân xơ gan, Luận Văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Nam (2019), Nghiên cứu thang điểm AIMS65 trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa cao do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, Luận Văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
5. de Franchis R. và Baveno VI Faculty (2015). Expanding consensus in portal hypertension: Report of the Baveno VI Consensus Workshop: Stratifying risk and individualizing care for portal hypertension. J Hepatol, 63(3), 743–752.
6. Hwang J.H., Shergill A.K., Acosta R.D. và cộng sự. (2014). The role of endoscopy in the management of variceal hemorrhage. Gastrointest Endosc, 80(2), 221–227.
7. Kim M.Y., Um S.H., Baik S.K. và cộng sự. (2013). Clinical features and outcomes of gastric variceal bleeding: retrospective Korean multicenter data. Clin Mol Hepatol, 19(1), 36–44.
8. Tripathi D., Stanley A.J., Hayes P.C. và cộng sự. (2015). U.K. guidelines on the management of variceal haemorrhage in cirrhotic patients. Gut, 64(11), 1680–1704.