ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN THEO PHÂN LOẠI WHO 2019 TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2019-2022

Nguyễn Thị Duyên1,2,, Nguyễn Thúy Hương2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư biểu mô đường mật trong gan (UTBMĐMTG) là một nhóm các khối u ác tính không đồng nhất, đứng thứ hai trong các tổn thương ác tính của gan chỉ sau ung thư biểu mô tế bào gan. Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng phân loại mới bao gồm hai nhóm chính là UTBMĐMTG típ ống lớn và UTBMĐMTG típ ống nhỏ và các thứ típ hiếm gặp. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các típ mô bệnh học của ung thư biểu mô đường mật trong gan theo WHO 2019 và đối chiếu hai típ mô bệnh học chính với một số đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 34 trường hợp UTBMĐMTG được phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/2019 đến tháng 06/2022. Kết quả nghiên cứu: Típ ống lớn chiếm 41.2%, típ ống nhỏ 50.0%, 02 trường hợp UTBM típ tuyến vảy và 01 trường hợp típ dạng lympho-biểu mô. U biệt hóa vừa chiếm 61.8% và kém biệt hóa chiếm 38.2%. pT1 chiếm ưu thế với 73.5%. Tỷ lệ di căn hạch là 26.5%, xâm nhập mạch là 20.6% và xâm nhập thần kinh là 50.0%. UTBMĐMTG típ ống lớn có liên quan đến tình trạng xâm nhập thần kinh cao hơn (p=0.020) và nồng độ trung bình CA19-9 huyết thanh trước mổ cao hơn nhiều lần so với típ ống nhỏ (p<0.001). Không tìm thấy mối liên quan giữa phân típ mô bệnh học với các yếu tố kích thước u, độ mô học, mức độ xâm lấn của u, tình trạng di căn hạch và tình trạng xâm nhập mạch máu (p>0.05). Kết luận: Típ ống lớn chiếm 41.2%, típ ống nhỏ 50.0%. UTBMĐMTG típ ống lớn có liên quan đến tình trạng xâm nhập thần kinh và nồng độ trung bình CA19-9 huyết thanh trước mổ cao hơn típ ống nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ma B., Meng H., Tian Y. et al. (2020). Distinct clinical and prognostic implication of IDH1/2 mutation and other most frequent mutations in large duct and small duct subtypes of intrahepatic cholangiocarcinoma. BMC Cancer, 20, 318.
2. Altman A.M., Kizy S., Marmor S. et al. (2018). Current survival and treatment trends for surgically resected intrahepatic cholangiocarcinoma in the United States. J Gastrointest Oncol, 9(5), 942–952.
3. Chan K.-M., Tsai C.-Y., Yeh C.-N. et al. (2018). Characterization of intrahepatic cholangiocarcinoma after curative resection: outcome, prognostic factor, and recurrence. BMC Gastroenterol, 18, 180.
4. Sigel C.S., Drill E., Zhou Y. et al. (2018). Intrahepatic Cholangiocarcinomas Have Histologically and Immunophenotypically Distinct Small and Large Duct Patterns. Am J Surg Pathol, 42(10), 1334–1345.
5. WHO Classification of Tumours Editorial Boad (2019), Digestive System Tumours, .
6. He C., Zhang Y., Song Y. et al. (2018). Preoperative CEA levels are supplementary to CA19-9 levels in predicting prognosis in patients with resectable intrahepatic cholangiocarcinoma. J Cancer, 9(17), 3117–3128.