NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ PROLACTIN HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM NỮ

Đinh Việt Hùng1,, Nguyễn Huy Thụy 2, Đỗ Xuân Tĩnh1
1 Bệnh viện quân y 103
2 Trung tâm Y tế huyện Nam Sách, Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nồng độ prolactin huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân nữ trầm cảm chủ yếu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, loại trừ, điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 11/2021 đến tháng 8/2022. Xét nghiệm nồng độ prolactin huyết tương bằng phương pháp hóa phát quang miễn dịch. Kết quả: Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm hay gặp nhất là khí sắc giảm, mất hứng thú và sở thích, mất ngủ, chán ăn, vận động chậm chạp, chán nản bi quan (100%). Mệt mỏi mất năng lượng chiếm 96,77%, ý định và hành vi tự sát gặp ở 70,97% số bệnh nhân. Số bệnh nhân trầm cảm vừa 54,84%, tiếp đến là trầm cảm nặng chiếm 45,16%. Nồng độ prolactin huyết tương trung bình trước điều trị là 84,5 ± 55,3 ng/mL, sau điều trị là 26,9 ± 27,9. Nồng độ prolactin huyết tương cao nhất ở nhóm tuổi <18 (112,0 ± 30,1 ng/mL) và thấp nhất ở nhóm tuổi >45 (61,2 ± 54,5 ng/mL). Nồng độ prolactin huyết tương cao hơn ở trầm cảm nặng (90,2 ± 58,8 ng/mL) so với trầm cảm mức độ vừa (79,8 ± 53,5 ng/mL). Kết luận: Bệnh nhân rối loạn trầm cảm đều bao gồm nhiều triệu chứng của trầm cảm, trong đó hay gặp nhất là khí sắc giảm, mất sở thích hứng thú, mất ngủ, chán ăn, vận động chậm chạp, chán nản bi quan, ý định hành vi tự sát cao. Chỉ số nồng độ prolactin huyết tương tăng cao trước điều trị và giảm sau điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy, Đỗ Xuân Tĩnh, Đinh Việt Hùng (2016). Rối loạn trầm cảm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition, American Psychiatric Association Publishing, Washington D.C.
3. Nguyễn Hữu Thiện (2019). Nồng độ Cortisol huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm chủ yếu, Luận văn bác sỹ nội trú, Học viện Quân y.
4. Flint A.J., Bingham K.S., Neufeld N.H., et al. (2021). Association between psychomotor disturbance and treatment outcome in psychotic depression: a STOP-PD II report. Psychol Med:1-7.
5. Đỗ Xuân Tĩnh (2020). Nghiên cứu đặc điểm hình thái một số cấu trúc não và nồng độ serotonin huyết tương, dịch não tủy ở bệnh nhân trầm cảm mức độ nặng, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Việt Nam.
6. Cao Văn Hiệp (2021). Nghiên cứu biến đổi nồng độ Serotonin và Dopamin huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm chủ yếu điều trị bằng Amitriptylin và Sertralin, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
7. Bùi Quang Huy (2022). Rối loạn tâm thần người cao tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Cheng B., Hu X., Roberts N., et al. (2022). Prolactin mediates the relationship between regional gray matter volume and postpartum depression symptoms. J Affect Disord, 301:253-259.
9. Bernard V., Young J., Binart N. (2019). Prolactin - a pleiotropic factor in health and disease. Nat Rev Endocrinol, 15(6):356-365.
10. Elgellaie A., Larkin T., Kaelle J., et al. (2021). Plasma prolactin is higher in major depressive disorder and females, and associated with anxiety, hostility, somatization, psychotic symptoms and heart rate. Compr Psychoneuroendocrinol, 6:100049.