NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SỌ MẶT Ở NHÓM NGƯỜI VIỆT 18 - 25 TUỔI TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm1,, Nguyễn Thị Kim Trang1
1 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới trên phim sọ nghiêng ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18-25 của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 85 phim sọ nghiêng của sinh viên năm 1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi là người Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.  Kết quả: Chiều dài hiệu quả của hố sọ giữa (Ar-N (//HP)), hố sọ trước (Ptm-N(//HP)) ở nam cao hơn nữ với trung bình khác biệt lần lượt là 1.3mm; 2,2mm (p<0,05). Chiều dài hiệu quả xương hàm trên (Co-A), xương khẩu cái (ANS–PNS (//HP)) của nam cao hơn nữ với trung bình khác biệt lần lượt là 2,1mm; 3,4mm (p<0,05). Chiều cao tầng mặt giữa (N–ANS(//HP)) ở nam lớn hơn nữ với trung bình khác biệt 2,6mm. Chỉ số chiều dài hiệu quả xương hàm dưới (Co-Gn) của nam cao hơn nữ với trung bình khác biệt 7,6mm. Kết luận: Góc mặt phẳng hàm dưới theo Burstone (MP-HP) ở nam nhỏ hơn nữ, theo Steiner nam lớn hơn nữ, chỉ số chiều dài cành đứng nam lớn hơn nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương Như Ngọc và cộng sự (2016). Nghiên cứu một số chỉ số, số đo, kích thước đầu mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên người Việt tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường. Tạp chí Y Học Việt Nam, Số CĐ – tập 466, 56-62..
2. Nguyễn Lê Hùng, Tống Minh Sơn, Nguyễn Văn Huy (2020). Tương quan mô cứng và mô mềm trên phim mặt nghiêng ở người dân tộc Kinh 18-25 tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1&2 (487), 210-214
3. Lương Thị Quỳnh Tâm (2020) Đặc điểm Sọ - Mặt - Răng ở nhóm người Việt 18 - 25 tuổi có khuôn mặt hài hoà qua phim sọ nghiêng, Luận văn thạc sĩ Răng Hàm Mặt.
4. Burstone C. J. (1967), "Lip posture and its significance in treatment planning", Am J Orthod, 53 (4), 262-84.
5. Heba Mohammad, Mohamed Abu-Hassan, Saba Hussain (2011), "Cephalometric evaluation for Malaysian Malay by Steiner analysis", Scientific Research and Essays, 6, pp. 627-634.
6. Khan T., Ahmed, Erum Gul, el al (2013), "Cephalometric measurments of a Pakistani adult sample according to Jarabak's analysis", J Pak Med Assoc 63 (11), 1345-8, 2013..
7. Mona Pokharel, Situ Lal Shrestha (2019), "Cephalometric evaluation of Brahmins of Kathmandu, Nepal based on Jarabak’s analysis", Journal of Kathmandu Medical College, 8 (1), pp. 13-19.
8. Sruthi H., Aravind Kumar S, Sivakumar Arvind (2022), "Rakosi Jarabak Analysis for the South Indian Population -A Cross-Sectional Study: Original Research", International Journal of Orthodontic Rehabilitation, 13 (2), pp. 47 - 63.
9. Wadie Gilada, Amal Abuaffan, Marwa Hamid (2021), "Orthognathic cephalometric norms for a sample of Sudanese adults", 9 (1), pp. 20-27.
10. Yassir A. Yassir, Mohammed Nahidh, Hadeel Yousif (2012), "Assessment of sagittal lip position and some affecting factors in a sample of Iraqi adults", Mustansiria Dental Journal, 9, pp. 172-183.