HIỆU QUẢ DI XA TOÀN BỘ HÀM RĂNG BẰNG MI – NI – VÍT: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả di xa toàn hàm hàm trên và hàm dưới bằng mini vít từ các nghiên cứu trong 20 năm trở lại đây. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng quan hệ thống. Kết quả: Có 08 bài báo được đưa vào tổng quan hệ thống. Mini vít được sử dụng để di xa có đường kính 1,5mm - 2mm và chiều dài 6mm - 14mm ở hàm trên, đường kính 1,5m và chiều dài 6mm – 7,1mm ở hàm dưới. Lực di xa ở cả hai hàm là 200gram hoặc 300gram. Răng cửa hàm trên được kéo lùi 0,49mm đến 4,6mm (p<0,05 ở 4/6 tài liệu). Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên di xa 1,29 mm đến 4mm (p<0,05 ở 5/6 tài liệu). Răng cửa hàm dưới được kéo lùi 1,69mm đến 3,2mm (p<0,05 ở 2/3 tài liệu). Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới di xa 1,88mm đến 3,4mm (p<0,05 ở 2/3 tài liệu). Răng cửa nghiêng trong, trồi; răng hàm lớn thứ nhất nghiêng xa, lún ở cả hai hàm. Mặt phẳng cắn xoay ngược chiều kim đồng hồ khi di xa hàm trên và ngược chiều kim đồng hồ khi di xa hàm dưới. Môi trên lùi tối đa 2,5mm và môi dưới lùi tối đa 2,0mm khi di xa toàn bộ. Các kết quả đồng nhất về xu hướng chuyển động, không có kết quả đối nghịch, nhưng chưa có giá trị nhiều về mặt thống kê vì số lượng nghiên cứu ít. Kết luận: Mini vít được sử dụng hiệu quả để di xa toàn bộ hàm trên và hàm dưới. Sự kéo lùi răng cửa và di xa răng hàm lớn thứ nhất, được chứng minh khác biệt có ý nghĩa thống kê ở phần lớn các nghiên cứu. Các di chuyển nghiêng, lún hoặc trồi của các răng trên cung hàm, hướng xoay của mặt phẳng cắn cũng như mức độ cải thiện mô mềm khi di xa thể hiện một xu hướng chung ở tất cả các nghiên cứu nhưng ít nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Park JH, Kook YA, Kim YJ, Lee NK. Biomechanical considerations for total distalization of the maxillary dentition using TSADs. Semin Orthod. 2020;26(3):139-147. doi:10.1053/j.sodo.2020.06.011
3. Chae JM, Park JH, Kojima Y, Tai K, Kook YA, Kyung HM. Biomechanical analysis for total distalization of the mandibular dentition: A finite element study. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2019;155(3):388-397. doi:10.1016/j.ajodo.2018.05.014
4. Zeng X, Zhang Y, Kwong JSW, et al. The methodological quality assessment tools for preclinical and clinical studies, systematic review and meta-analysis, and clinical practice guideline: a systematic review. 2015;8(1):2-10. doi:10.1111/jebm.12141
5. Jung MH. A comparison of second premolar extraction and mini-implant total arch distalization with interproximal stripping. Angle Orthod. 2013;83(4):680-685. doi:10.2319/091112-726.1
6. Lee SK, Abbas NH, Bayome M, et al. A comparison of treatment effects of total arch distalization using modified C-palatal plate vs buccal miniscrews. Angle Orthod. 2018;88(1):45-51. doi:10.2319/061917-406.1
7. Bechtold TE, Kim JW, Choi TH, Park YC, Lee KJ. Distalization pattern of the maxillary arch depending on the number of orthodontic miniscrews. Angle Orthod. 2013;83(2):266-273. doi:10.2319/032212-123.1
8. Shaikh A, Jamdar AF, Galgali SA, Patil S, Patel I, Hemagiriyappa MS. Efficacy of Infrazygomatic Crest Implants for Full-arch Distalization of Maxilla and Reduction of Gummy Smile in Class II Malocclusion. J Contemp Dent Pract. 2021;22(10):1135-1143. doi:10.5005/jp-journals-10024-3179
9. Ali D, Mohammed H, Koo SH, Kang KH, Kim SC. Three-dimensional evaluation of tooth movement in Class II malocclusions treated without extraction by orthodontic mini-implant anchorage. Korean J Orthod. 2016;46(5):280-289. doi:10.4041/kjod.2016.46.5.280