NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PROLACTIN HUYẾT TƯƠNG VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG SERTRALIN VÀ OLANZAPIN Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM NỮ

Đinh Việt Hùng1,, Nguyễn Huy Thụy2, Đỗ Xuân Tĩnh1
1 Bệnh viện quân y 103
2 Trung tâm y tế huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mối liên quan giữa nồng độ prolactin huyết tương với  kết quả điều trị bằng Sertralin và Olanzapin ở bệnh nhân trầm cảm nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh trầm cảm chủ yếu điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 11/2021 đến tháng 8/2022. Xét nghiệm nồng độ prolactin huyết tương bằng phương pháp hóa phát quang miễn dịch. Kết quả: Có tương quan thuận mức độ vừa giữa sự giảm nồng độ prolactine huyết tương và thang điểm Beck. Có mối liên quan mối liên quan giữa nồng độ prolactin huyết tương tại thời điểm trước điều trị với sự cải thiện triệu chứng vận động chậm chạp. Nồng độ prolactin huyết tương giảm nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân cải thiện tập trung chú ý so với nhóm không cải thiện. Mức độ giảm nồng độ prolactin huyết tương không có mối liên quan với ý định và hành vi tự sát. Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ prolactin huyết tương với kết quả điều trị bằng Sertralin và Olanzapin ở bệnh nhân trầm cảm nữ biểu hiện thông qua sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng và thang điểm Beck ở bệnh nhân trầm cảm nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Quang Huy, Đinh Việt Hùng, Đỗ Xuân Tĩnh (2016). Rối loạn trầm cảm. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition, American Psychiatric Association Publishing, Washington D.C.
3. Boland R., Verduin M.L., Ruiz P. (2021) Kaplan & Sadock’s Synopsis of Psychiatry, Twelfth edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1215-1284.
4. Elgellaie A., Larkin T., Kaelle J., et al. (2021), Plasma prolactin is higher in major depressive disorder and females, and associated with anxiety, hostility, somatization, psychotic symptoms and heart rate. Compr Psychoneuroendocrinol, 6:100049.
5. Duval F., Mokrani M.C., Erb A., et al. (2017), 66 Relationship between chronobiological thyrotropin and prolactin responses to protirelin (TRH) and suicidal behavior in depressed patients. Psychoneuroendocrinology, 85:100-109.
6. Kjellman B.F., Ljunggren J.G., Beck-Friis J., et al. (1985), Effect of TRH on TSH and prolactin levels in affective disorders. Psychiatry Res, 14(4):353-63.