THỰC TRẠNG NHU CẦU TƯ VẤN SÀNG LỌC TRƯỚC SINH CỦA THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đỗ Thị Hồng Hải1,, Đỗ Thị Thùy Dung1
1 Đại học điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nhu cầu tư vấn về sàng lọc trước sinh của thai phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 thai phụ khám thai tại khoa khám Sản Tự Nguyện và Trung tâm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: 86,3% thai phụ đều đã biết về sàng lọc trước sinh trước khi đến bệnh viện. Thai phụ có kiến thức tốt ở các mục như Biết được các chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh (93,4%); Biết được tuần thai thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (85,4%); Hiểu đúng khái niệm của các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (76,2%). 89,7% biết đến các thông tin về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh từ kinh nghiệm bản thân và từ người quen, tiếp đến là từ mạng xã hội và internet. Về nhu cầu tư vấn, chỉ có 59 (16,9%) các thai phụ có nhu cầu tư vấn, tìm hiểu về sàng lọc trước sinh. Kết luận: Trong nhóm thai phụ có nhu cầu được tư vấn: 37 (62,7%) đối tượng muốn được biết thêm về mục đích cũng như chỉ định thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. 18 (30,5%) muốn biết thêm về các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện có

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2020), Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Nâng cao chất lượng giống nòi.
2. Đinh Thuý Linh (2017), Khảo sát nhu cầu tiếp cận các dịch vụ sàng lọc douple test, triple test và chẩn đoán trước sinh của phụ nữ khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2015 - 2016, Đề tài cơ sở, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
3. Bộ Y Tế (2017), Thông tư số 34/2017/TT-BYT2017 về việc Hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, chủ biên.
4. Bộ Y Tế (2020), Quyết định số 1807/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, chủ biên.
5. Katja Dahl and các cộng sự. (2006), "Informed consent: attitudes, knowledge and information concerning prenatal examinations", Acta obstetricia et gynecologica Scandinavica. 85(12), 1414-1419.
6. P. Auid-Orcid Kosinski .et al., "Preferences and expectations among Polish women regarding prenatal screening"(2543-6767 (Electronic)).
7. C. T. Mai .et al. (2019), "National population-based estimates for major birth defects, 2010-2014", Birth Defects Res. 111(18), 1420-1435.
8. J. Murray .et al. (2001), "Quality of written information used in Down syndrome screening", Prenatal diagnosis. 21(2), 138-142.
9. Michal Sheinis, Kira Bensimon and Amanda Selk (2018), "Patients' Knowledge of Prenatal Screening for Trisomy 21", Journal of genetic counseling. 27(1), 95-103.
10. Vasilis Sitras .et al. (2020), "[Pregnant women's attitudes to prenatal screening in Norway]", Tidsskrift for den Norske laegeforening: tidsskrift for praktisk medicin, ny raekke. 140(14).