KHẢO SÁT TEST DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC GÂY MÊ, GÂY TÊ

Trần Nhật Thành1,, Hoàng Thị Lâm1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả test da trên bệnh nhân được sử dụng thuốc gây mê, gây tê. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân có test da dương tính với thuốc gây mê, gây tê. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân được gửi đến khám và làm test da tại khoa Dị ứng – Miễn dịch và Da liễu Bệnh viện E Hà Nội từ tháng 07/2021 đến tháng 08/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 34,76 ± 9,20, bệnh nhân lớn tuổi nhất tham gia nghiên cứu là 70, ít tuổi nhất là 23. Trong nhóm nghiên cứu tiền sử đã dùng thuốc gây mê, gây tê chiếm tỉ lệ 74,20%; trong đó thì tỉ lệ đã dùng thuốc gây tê chiếm 43%, đã dùng thuốc gây mê chiếm 35%, đã dùng cả 2 loại chiếm 22%. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu thì tiền sử bệnh lí dị ứng thường gặp nhất là mày đay, phù mạch có 33 trường hợp chiếm tỉ lệ 45,83%; tiền sử bệnh lí dị ứng ít gặp nhất trong nhóm nghiên cứu là viêm da cơ địa có 3 trường hợp chiếm 4,16%. Hầu hết các test lẩy da trên nhóm nghiên cứu là âm tính chiếm 98,40%; còn tỷ lệ âm tính và dương tính trong nhóm test nội bì là lần lượt là 42% và 58%. Trong quá trình làm test da và theo dõi sau làm test bệnh nhân an toàn, không xảy ra biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt. Kết quả test da dương tính thường gặp ở nhóm có tiền sử mày đay, phù mạch và viêm mũi dị ứng có 21 và 19 trường hợp chiếm lần lượt 43,75% và 39,58%; ít gặp nhất ở nhóm tiền sử viêm da cơ địa có 1 trường hợp chiếm 2,08%; không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh dị ứng và kết quả test da với p > 0,05. Các trường hợp test da âm tính đều không có biểu hiện triệu chứng bất thường trên lâm sàng, chỉ có 2 trường hợp có test da dương tính có biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc gây mê, gây tê; nhưng không có sự khác biệt giữa kết quả test da và biểu hiện triệu chứng lâm sàng sau khi bệnh nhân dùng thuốc gây mê, gây tê với p = 0,51. Kết luận: Test da với thuốc gây mê, gây tê là một kĩ thuật xét nghiệm an toàn, ngay cả trên đối tượng phụ nữ có thai, và có nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn cao. Các trường hợp test da âm tính đều không có biểu hiện triệu chứng bất thường trên lâm sàng sau khi dùng thuốc gây mê, gây tê trong và sau quá trình phẫu thuật, thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Weiser TG, Regenbogen SE, Thompson KD, Haynes AB, et al. An estimation of the global volume of surgery: a modelling strategy based on available data. Lancet. Jul 12 2008;372(9633):139-144. doi:10.1016/S0140-6736(08)60878-8
2. Kinch MS. An analysis of FDA-approved drugs for pain and anesthesia. Drug Discov Today. Jan 2015;20(1):3-6. doi:10.1016/j.drudis.2014.09.002
3. Berroa F, Lafuente A, Javaloyes G, Cabrera-Freitag P, et al. The incidence of perioperative hypersensitivity reactions: a single-center, prospective, cohort study. Anesth Analg. Jul 2015;121(1):117-123. doi:10.1213/ANE.0000000000000776
4. Mertes PM, Ebo DG, Garcez T, Rose M, et al. Comparative epidemiology of suspected perioperative hypersensitivity reactions. Br J Anaesth. Jul 2019;123(1):e16-e28. doi:10.1016/j.bja.2019.01.027
5. Koca Kalkan I, Koycu Buhari G, Ates H, Basa Akdogan B, et al. Identification of Risk Factors and Cross-Reactivity of Local Anesthetics Hypersensitivity: Analysis of 14-Years' Experience. J Asthma Allergy. 2021;14:47-58. doi:10.2147/JAA.S292442
6. Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. (2017).
7. Beyaz S, Coskun R, Oztop N, Aygun E, et al. Evaluation of skin test indications for general anesthetics in real life: a prospective cohort study. Braz J Anesthesiol. May-Jun 2022;72(3):350-358. doi:10.1016/j.bjane.2021.07.005