ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG CỦA VIÊM NHA CHU MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm 1,, Phạm Thúy Duyên 2
1 Đại học Y dược Cần Thơ
2 Đại học y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm nha chu là bệnh lý viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến các mô quanh răng và nâng đỡ răng. Khác với viêm nướu – viêm nhiễm chỉ xảy ra ở nướu, viêm nha chu còn có sự phá hủy xương ổ răng và hệ thống dây chằng nha chu 1. Sang thương của viêm nha chu có thể là cấp tính hay mạn tính, có biểu hiện lâm sàng thay đổi tùy theo từng người, vì vậy có nhiều dạng viêm nhiễm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang của viêm nha chu mạn tính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm nha chu mạn tính (theo Flemming 1999), có sức khỏe toàn thân tốt, không có chống chỉ định phẫu thuật, tuổi >18. Sau điều trị khởi đầu, có ít nhất một tổn thương mô nâng đỡ quanh răng với biểu hiện nướu viêm và chảy máu khi thăm dò, có túi nha chu sâu ≥5 mm, mất bám dính lâm sàng ≥3 mm, có hình ảnh tổn thương xương ổ răng rõ trên phim X quang. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Điều trị 216 răng ở 90 bệnh nhân, độ tuổi từ 19 đến 85 tuổi.  - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Các răng có nhiều vôi răng, và nướu viêm ở mức độ trung bình trở lên, tương ứng với chỉ số vôi răng trung bình là 1,9 và chỉ số nướu viêm trung bình là 1,86. Độ sâu túi trung bình là 4,96±1,31mm, mất bám dính lâm sàng trung bình là 5,79±1,65mm, trong đó độ tụt nướu viền trung bình là 1,25±0,82mm. Tiêu xương dạng ngang chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 dạng với 75%. Tiêu xương dạng chéo chiếm 17,1 và tiêu xương hỗn hợp 7,9%. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng và X quang cho thấy các bệnh nhân bị viêm nha chu thể trung bình và nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tiến Công (2009), "Nghiên cứu lâm sàng, X-quang kết quả điều trị viêm quanh răng mạn tính bằng kỹ thuật vạt cải tiến", Tạp chí Y học thực hành, 11 (687), 40-43.
2. Phùng Tiến Hải (2008), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang bệnh viêm quanh răng ở lứa tuổi trên 45 và đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Eke P., Dye B., et al. (2015), "Update on Prevalence of Periodontitis in Adults in the United States: NHANES 2009 to 2012", Journal of Periodontology, 86 (5), 611-622.
4. Helmi M., Huang H., et al. (2019), "Prevalence of periodontitis and alveolar bone loss in a patient population at Harvard School of Dental Medicine", BMC Oral Health, 19 (254), 1-11.
5. Jayakumar A., Rohini S., et al. (2010), "Horizontal alveolar bone loss: A periodontal orphan", Journal of Indian Society of Periodontology, 14 (3), 181–185.
6. Lamont T., Worthington H., et al. (2018), "Routine scale and polish for periodontal health in adults", Cochrane database of systematic reviews, 12 (12), 1-57.
7. Marini L., Sahrmann P., et al. (2019), "Early Wound Healing Score (EHS): An Intra- and Inter-Examiner Reliability Study", Dentistry Journal, 7 (3), 86-96.
8. Singh D., Jalaluddin M., et al. (2017), "Trauma from occlusion: The overstrain of the supporting structures of the teeth", Indian Journal of Dental Sciences, 9, 126-132.