PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trượt đốt sống là bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp. Phẫu thuật được đặt ra khi trượt đốt sống mức độ nặng, chèn ép thần kinh dữ dội hoặc điều trị nội khoa thất bại. Để đạt được chức năng tốt nhất sau mổ, bệnh nhân cần được phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật, giúp giảm đau, giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sớm trở lại công việc. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng sớm đối với bệnh nhân sau phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 64 bệnh nhân trên 18 tuổi phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng lần đầu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. theo dõi tại thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau mổ. Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng, không có đối chứng. Kết quả: Tập phục hồi chức năng sớm giúp cải thiện về mặt triệu chứng lâm sàng: điểm đau VAS, yếu cơ, tê bì chân, rối loạn trương lực cơ, rối loạn tiểu tiện sau 1 tháng và 3 tháng sau mổ so với thời điểm trước khi tập, có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Cải thiện rõ rệt về mặt chức năng với thang điểm Owestry thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau mổ so với trước khi tập, p<0.05. Kết luận: phục hồi chức năng sớm giúp cải thiện về mặt lâm sàng, cải thiện về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trượt đốt sống thắt lưng, phục hồi chức năng sớm.
Tài liệu tham khảo
2. Nava-Bringas TI, Ramírez-Mora I, Coronado-Zarco R, et al. Association of strength, muscle balance, and atrophy with pain and function in patients with degenerative spondylolisthesis. J Back Musculoskelet Rehabil. 2014;27(3):371-376. doi:10.3233/BMR-140457
3. Nguyễn Vũ. Nghiên Cứu Điều Trị Trượt Đốt Sống Thắt Lưng Bằng Phương Pháp Cố Định Cột Sống qua Cuống Kết Hợp Hàn Xương Liên Thân Đốt. Luận án Tiến sỹ Đại học Y hà Nội; 2016.
4. Đinh Mạnh Hải. Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Trượt Đốt Sống Thắt Lưng Bằng Phẫu Thuật Lói Sau Có Sử Dụng Rô Bốt Định Vị. Luận án Tiến sỹ Đại học Y hà Nội; 2018.
5. Bogaert L, Thys T, Depreitere B, et al. Rehabilitation to improve outcomes of lumbar fusion surgery: a systematic review with meta-analysis. Eur Spine J Off Publ Eur Spine Soc Eur Spinal Deform Soc Eur Sect Cerv Spine Res Soc. 2022;31(6):1525-1545. doi:10.1007/s00586-022-07158-2
6. Nielsen PR, Jørgensen LD, Dahl B, Pedersen T, Tønnesen H. Prehabilitation and early rehabilitation after spinal surgery: randomized clinical trial. Clin Rehabil. 2010;24(2):137-148. doi:10.1177/0269215509347432
7. Madera M, Brady J, Deily S, et al. The role of physical therapy and rehabilitation after lumbar fusion surgery for degenerative disease: a systematic review. J Neurosurg Spine. 2017;26(6):694-704. doi:10.3171/2016.10.SPINE16627
8. Jakobsson M, Brisby H, Gutke A, et al. Prediction of Objectively Measured Physical Activity and Self-Reported Disability Following Lumbar Fusion Surgery. World Neurosurg. 2019;121:e77-e88. doi:10.1016/j.wneu.2018.08.229
9. Lotzke H, Brisby H, Gutke A, et al. A Person-Centered Prehabilitation Program Based on Cognitive-Behavioral Physical Therapy for Patients Scheduled for Lumbar Fusion Surgery: A Randomized Controlled Trial. Phys Ther. 2019;99(8):1069-1088. doi:10.1093/ptj/pzz020