ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SPIRONOLACTONE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH

Đặng Xuân Hoa1,, Mai Quốc Tùng1,2, Nguyễn Thị Thu Trang 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện lão khoa trung ương
3 Đại học Y dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của spironolactone trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng trên 44 mắt của 41 bệnh nhân bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có chỉ định dùng spironolactone đường uống với liều 50mg/ ngày trong 12 tuần từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Khoa Mắt – Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Kết quả: 44 mắt bị bệnh của 41 bệnh nhân được chẩn đoán hắc võng mạc trung tâm thanh dịch  sau 12 tuần điều trị đều có sự thay đổi đáng kể về thị lực so vói ban đầu, có 47,7% có mức cải thiện thị lực tốt,50% có mức cải thiện trung binh và chỉ có 1 mắt chiếm 2,3% có thị lực không cải thiện. Về mặt giải phẫu có sự thay đổi rõ rệt, sau 12 tuần chiều cao dịch dưới võng mạc giảm từ 242,82± 128,02 µm xuống còn 26,45 ± 48,57µm, Số mắt có dịch dưới võng mạc được phân giải hoàn toàn là 70,5%. Độ dày võng mạc trung tâm giảm từ 442,11 ± 129,69 µm ban đầu xuống còn 257,18 ± 43,70 µm sau 12 tuần điều trị. Diện tích vùng bong thanh dịch giảm từ 12,30 ± 6,92 mm2 ban đầu xuống còn 1,25 ± 2,15mm2 sau 12 tuần và không có trường hợp nào gặp tác dụng phụ. Kết luận:  Spironolactone với liều 50 mg/ ngày bằng đường uống có tác dụng cải thiện rõ rệt về chức năng và giải phẫu trong điều trị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Spironolactone là lựa chọn an toàn và hiệu quả của bệnh nhân hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Daruich A., M.A., Dirani A., et al., Central serous chorioretinopathy: Recent findings and new physiopathology hypothesis. .. Prog Retin Eye Res, 2015. 48: p. : p. 82-118.
2. Liew G., Q.G., Gillies M., et al., Central serous chorioretinopathy: a review of epidemiology and pathophysiology. Clin Exp Ophthalmol, 2013. 41(2): p p. 201-14.
3. Nicholson B., N.J., Forooghian F., et al., Central serous chorioretinopathy: update on pathophysiology and treatment. Surv Ophthalmol. , 2013. 58(2): p.: p. 103-26.
4. Yavas G.F., K.T., Kasikci M., et al. Obstructive sleep apnea in patients with central serous chorioretinopathy. Curr Eye Res, 2014. 39(1): p p. 88-92.
5. Bousquet, E., et al., Spironolactone For Nonresolving Central Serous Chorioretinopathy: A Randomized Controlled Crossover Study. . Retina (Philadelphia, Pa.) 2015. 35(12): p. 2505-2515.
6. Sun, X., et al., Spironolactone versus observation in the treatment of acute central serous chorioretinopathy. 2018. 102(8): p. 1060-1065.
7. Yavuz, S., et al., Investigating the efficacy and safety of oral spironolactone in patients with central serous chorioretinopathy. Journal Français d'Ophtalmologie, 2021. 44(1): p. 13-23.
8. Sinawat, S., et al., Oral Spironolactone versus Conservative Treatment for Non-Resolving Central Serous Chorioretinopathy in Real-Life Practice. Clin Ophthalmol, 2020. 14: p. 1725-1734.