NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CẦM MÁU CỦA TAM THẤT NAM TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Thị Hà Phương Hoàng 1, Quỳnh Hương Nguyễn 1, Thanh Hoa Đào 1,
1 Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp của tam thất nam và đánh giá ảnh hưởng tam thất nam trên các yếu tố đông máu tiểu cầu, PT, aPTT, Fibrinogen trên động vật thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp cắt ngang được thực hiện trên 80 con chuột nhắt trắng chủng Swiss. Đánh giá độc tính cấp của hoàn tam thất nam theo đường uống bằng phương pháp Litchfeild – Wilcoxon. Đánh giá tác dụng cầm máu trên chuột nhắt trắng theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới. Kết quả: Không xác định được độc tính cấp LD50 cuả hoàn tam thất nam theo đường uống trên chuột nhắt trắng khi cho chuột uống dịch chiết tam thất nam liều tăng dần: 14g/kg x 2 lần/ngày, 16g/kg x 2 lần/ngày, 18g/kg x 2 lần/ngày, 20g/kg x 2 lần/ngày. Sau 5 ngày chuột được uống hoàn tam thất nam với liều 1,2g/10ml và với liều 2,4g/10ml cho uống 0,2ml/10g chuột và lô 1 không cho uống tam thất nam. Thời gian chảy máu của lô liều thấp và liều cao là 138,7 ± 43,3 và 140,9 ± 43,9 so với lô chứng là 178,4 ± 32,6 (p< 0,05). Chỉ số tiểu cầu của lô liều thấp và liều cao là 891,92 ± 122,56 và 904,61 ± 117,63 so với lô chứng là 818,96 ± 122,79 (p < 0,05). PT của lô liều thấp và liều cao là 8,98 ± 1,48 và 9,21 ± 1,17 so với lô chứng là 8,15 ± 1,31 (p < 0,05). APTT của lô liều thấp và liều cao là 3,35 ± 0,82 và 3,52 ± 0,71 so với lô chứng là 3,16 ± 0,68 (p < 0,05). Fibrinogen của lô liều thấp và liều cao là 3,46 ± 0,79 và 3,69 ± 0,71 so với lô chứng là 3,15 ± 0,57 ( p < 0,05). Kết luận: Hoàn tam thất nam trên mô hình thí nghiệm không gây độc cho chuột nhắt trắng. Khảo sát tác dụng của hoàn tam thất nam lên các yếu tố cầm máu: Mặc dù thời gian chảy máu giảm có tác dụng cầm máu trên lâm sàng nhưng tam thất nam chưa có nhiều tác dụng đáng kể lên số lượng tiểu cầu và các chỉ số đông máu: PT, APTT, Fibrinogen trên động vật thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn thực vật (2005), Thực vật học, Trường đại học Dược Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi (2019). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 377; 957; 914
3. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, tập II, tr. 365-370, 775-888.
4. Ngô Thị Xuân Quỳnh (2007), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Tam thất gừng ở miền núi Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Cipil H. S., Kosar A., et al. (2009), " In vivo hemostatic effect of the medicinal plant extract Ankaferd Blood Stopper in rats pretreated with warfarin", Clin Appl Thromb Hemost, 15(3), pp. 270-6.
6. Vogel Hans Gerhard (2007), Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays, Springer, pp. 36-439, 751-771.