KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÁU HẤP PHỤ HUYẾT TƯƠNG KÉP (CPFA) TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH SỐC NHIỄM KHUẨN

Hoàng Tiến Đạt1, Đỗ Ngọc Sơn 2,3,, Bùi Thị Hương Giang1,2, Nguyễn Văn Chi2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số kết quả cải thiện lâm sàng, cận lâm sàng khi áp dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ huyết tương kép (CPFA – Coupled Plasma Filtration & Adsorption) trong điều trị hỗ trợ người bệnh sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau, không có nhóm chứng, trên 30 người bệnh sốc nhiễm khuẩn được CPFA bên cạnh các điều trị tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Surviving Sepsis Campaign 2016, vào Trung tâm Hồi sức tích cực trong thời gian từ 02/2022 đến 08/2022. Kết quả: Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng thay đổi có ý nghĩa thống kê cụ thể là cải thiện thông số mạch (111 so với 99,07, p=0,007), huyết áp trung bình (77,43 so với 86,57, p <0,001), giảm nhu cầu vận mạch (0,25 so với 0,05, p<0,001), giảm điểm SOFA (9,8 so với 6,9, p<0,001) và giảm nồng độ IL-6 (563,72 so với 359,63, p<0,001) khi so sánh trước và sau điều trị bằng CPFA. Tỷ lệ người bệnh tử vong trong thời gian nằm viện là 36,67% và sau 28 ngày là 43,33%. Kết luận: CPFA góp phần ổn định các thông số huyết động và cải thiện tình trạng suy đa tạng trên người bệnh sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rhodes A., Evans L.E., Alhazzani W. và cộng sự. (2017). Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016. Intensive Care Med, 43(3), 304–377.
2. Chousterman B.G., Swirski F.K., và Weber G.F. (2017). Cytokine storm and sepsis disease pathogenesis. Semin Immunopathol, 39(5), 517–528.
3. Department of Intensive Care, Pamela Youde Nethersole Eastern Hospital, Chai Wan, Hong Kong, Shum H., Yan W. và cộng sự. (2016). Extracorporeal blood purification for sepsis. Hong Kong Med J.
4. La Manna G. và Donati G. (2018). Coupled Plasma Filtration Adsorption: A Multipurpose Extracorporeal Detoxification Therapy. Blood Purif, 46(3), 228–238.
5. Yaroustovsky M., Abramyan M., Krotenko N. và cộng sự. (2015). A Pilot Study of Selective Lipopolysaccharide Adsorption and Coupled Plasma Filtration and Adsorption in Adult Patients with Severe Sepsis. Blood Purif, 39(1–3), 210–217.
6. Abdul Cader R., Abdul Gafor H., Mohd R. và cộng sự. (2013). Coupled Plasma Filtration and Adsorption (CPFA): A Single Center Experience. Nephro Urol Mon, 5(4), 891–896.
7. Livigni S., Bertolini G., Rossi C. và cộng sự. (2014). Efficacy of coupled plasma filtration adsorption (CPFA) in patients with septic shock: A multicenter randomised controlled clinical trial. BMJ Open, 4(1), e003536.
8. Franchi M., Giacalone M., Traupe I. và cộng sự. (2016). Coupled plasma filtration adsorption improves hemodynamics in septic shock. Journal of Critical Care, 33, 100–105.
9. Garbero E., Livigni S., Ferrari F. và cộng sự. (2021). High dose coupled plasma filtration and adsorption in septic shock patients. Results of the COMPACT-2: a multicentre, adaptive, randomised clinical trial. Intensive Care Med, 47(11), 1303–1311.